Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hiện nay

Trong bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào cũng đều trải qua các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp riêng khác nhau. Từ khi thành lập cho đến khi trở thành những doanh nghiệp tên tuổi có vị thế và chỗ đứng. Hay cả những doanh nghiệp suy thoái cũng đều trải qua những giai đoạn hay người ta còn gọi là thăng trầm của doanh nghiệp. Nếu bạn là một nhà Quản trị tài ba việc bạn đo lường được. Định hướng trước được các giai đoạn phát triển của công ty. Thì sẽ giúp ích cho doanh nghiệp bạn đón nhận được nhiều cơ hội và hạn chế các thách thức và rủi ro. Vậy quá trình này gồm những gì cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI tìm hiểu ngay nhé.

Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

4 + Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Bạn đang làm việc tại doanh nghiệp nhưng bạn có biết doanh nghiệp mình đang ở giai đoạn phát triển nào không. Hay bạn có đang quan tâm đến sự phát triển của doanh nghiệp mình để củng cố, nâng cao năng lực chính bản thân góp phần tạo dựng cơ hội. Với bất kỳ hoạt động nào hay quá trình phát triển của doanh nghiệp nào cũng đều phải trải qua bước đầu tiên của đặt nền móng sơ khai đó là:

Giai đoạn xây dựng

Vạn sự thường khởi đầu nan, đúng với tên gọi của nó giai đoạn xây dựng thường là những gì đó rất khó khăn, sơ khai và chập chững.

Thường thì giai đoạn xây dựng doanh nghiệp là một giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, rủi ro về thị trường mới mẻ, rủi ro về nguồn vốn và nhân lực vật lực.

Giai đoạn xây dựng Startup đòi hỏi nhà quản trị phải có một cách nhìn tổng thể nhanh nhẹn và sự nhạy bén với thị trường. Bất kỳ những yếu tố tác động nào bên ngoài cũng tiềm ẩn những rủi ro cho doanh nghiệp nếu không có chiến lược đúng đắn.

4 + Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
4 + Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Giai đoạn xây dựng hầu hết ở một doanh nghiệp đều là việc quảng bá sản phẩm, tạo dựng thương hiệu tên tuổi, tạo dựng thị trường, biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực. Với bất kỳ một doanh nghiệp nào ở giai đoạn xây dựng cũng cần chú trọng đến các yếu tố như: Nguồn vốn, tài sản, nhân viên, chính sách văn hóa công ty, quy trình hoạt động và bộ máy lãnh đạo.

Việc thành công trong giai đoạn xây dựng. Sẽ là tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu tiếp.

Giai đoạn tăng trưởng

Tăng trưởng là giai đoạn phát triển tạo ra niềm vui, cơ hội cho doanh nghiệp, bên cạnh đó là những thách thức khó lường trước được.

Sự tăng trưởng về doanh số bán hàng, tăng trưởng về số lượng khách hàng, quy mô doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhà quản trị phải: 

  • Đặt ra mục tiêu cụ thể ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp
  • Duy trì nguồn vốn
  • Xây dựng chính sách, văn hóa công ty tốt nhằm duy trì đội ngũ nhân viên, tạo động lực lao động, giúp nhân viên gắn bó hơn với công ty.
  • Đảm bảo lượng khách hàng, giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh vì tăng trưởng càng cao thì rủi ro càng lớn. Một rủi ro nhỏ sẽ làm mất đi lượng khách hàng lớn.
Những giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hiện nay
Những giai đoạn phát triển của doanh nghiệp hiện nay

Giai đoạn trưởng thành

Sự phát triển của một doanh nghiệp thành công thì không thể thiếu giai đoạn trưởng thành. Bởi ở giai đoạn này những va vấp thị trường, những rủi ro trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đều đã tự tin xử lý, có biện pháp xử lý kịp thời.

Trưởng thành của một doanh nghiệp giống như một cá nhân vậy? Họ chững chạc hơn, họ đã trở thành một thương hiệu mạnh, có vị thế, có chỗ đứng trên thị trường.

Bạn quan tâm: Khóa học về quản trị doanh nghiệp

Tuy nhiên ở giai đoạn trưởng thành rồi doanh nghiệp vẫn sẽ tiếp tục. Bởi có những chiến lược, quyết sách mới nhằm mở rộng thị trường, phát triển doanh nghiệp, giữ chân khách hàng. Họ đầu tư vào các hoạt động quảng bá, marketing nhiều hơn. Họ chăm lo cho đời sống nhân viên một cách tốt nhất. Vì dù trải qua bao khó khăn thì đội ngũ nhân viên trung thành vẫn luôn sát cánh bên doanh nghiệp.

Với 4 giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thì giai đoạn trưởng thành được coi là giai đoạn ổn định nhất của một doanh nghiệp. Bởi ai cũng có mong muốn kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp nhưng để đạt được đến giai đoạn trưởng thành đòi hỏi rất nhiều yếu tố, chính sách cấu thành và kinh nghiệm tạo dựng.

Giai đoạn sau trưởng thành

Ở giai đoạn này ngoài sự bình ổn của doanh nghiệp. Thì có những doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy thoái. Hay còn gọi là hết máu lửa trong mọi hoạt động.

Bất kỳ sự ổn định dài lâu nào cũng sẽ tạo ra sự trì trệ, kém nhạy bén. Thực tế quá trình phát triển của doanh nghiệp đạt được đến trưởng thành. Thì lâu nhưng giai đoạn suy thoái thì lại cực nhanh. Vậy vì sao đang trưởng thành mà doanh nghiệp giai đoạn sau trưởng thành. Lại trở nên suy thoái thì có thể do các nguyên nhân:

  • Không tận dụng được cơ hội trong kinh doanh
  • Không lường trước những rủi ro từ đối thủ cạnh tranh và thị trường mới mẻ
  • Lượng khách hàng là trung thành và cố định nhưng sự thay đổi. Trong quyết sách không hướng tới khách hàng làm khách hàng rời bỏ.
  • Không chủ động thay đổi trước xu thế mới của thị trường

Các dấu hiệu cho thấy sau trưởng thành doanh nghiệp bước vào suy thoái. Như doanh thu liên tục sụt giảm trong thời gian dài. Lượng khách hàng rời bỏ, nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.

Thường thì trong giai đoạn này nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đứng trước hai bước tiến:

Một là bán lại doanh nghiệp, hai là tái đầu tư. Việc bán lại doanh nghiệp nhằm giảm đi rủi ro thua lỗ. Và hạn chế việc giảm giá trị của doanh nghiệp. Còn việc tái đầu tư là việc doanh nghiệp. Cần phải đưa ra những quyết sách, chiến lược đổi mới. Giảm thiểu sự trì trệ, giữ chân khách hàng và nhân viên.

Tổng kết

Trên đây là tổng hợp các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đáng quan tâm. Cho dù doanh nghiệp của bạn ở giai đoạn nào đi nữa. Nhưng việc nắm rõ vị trí của doanh nghiệp đang đứng. Sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra những chiến lược. Những hoạch định và chính sách đúng đắn. Bất kỳ một tổ chức doanh nghiệp nào hoạt động. Cũng đều mong tới sự ổn định và phát triển dài lâu. Hi vọng rằng bài viết giúp ích cho các nhà quản trị tương lai. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thông tin. Về khóa học Quản trị doanh nghiệp tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI. Hãy liên hệ ngay theo thông tin dưới đây.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo