Động lực được coi là nhân tố thúc đẩy quá trình làm việc, bạn không có động lực. Tức là không có tinh thần, ý chí phấn đấu trong bất kể một công việc nào. Doanh nghiệp để hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả cũng cần có nhân viên. Nhân viên là lực lượng nòng cốt để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy làm sao để cho nhân viên làm việc tốt và hiệu quả. Cùng tìm hiểu cách tạo động lực cho nhân viên với Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI ngay sau đây.
Động lực là gì? Vì sao cần tạo động lực cho nhân viên
Động lực không thể đo lường, không thể nhìn thấy nó giống như một yếu tố vô hình nhưng nó lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi, hành động và suy nghĩ của con người. Động lực nhân viên là thứ mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới.
Nhân sự được coi là cốt yếu để thúc đẩy bộ máy doanh nghiệp hoạt động. Nhân viên có động lực trong lao động thì bộ máy doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra. Ngược lại động lực nhân viên đi theo chiều hướng tiêu cực dẫn tới hình thành những suy nghĩ, cách nhìn nhận mọi thứ lệch lạc, chậm tiến độ, chậm kế hoạch và rời bỏ doanh nghiệp.
Vì sao cần tạo động lực cho nhân viên
Cách tạo động lực cho nhân viên cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Mô hình cân bằng của một doanh nghiệp ngoài yếu tố về tài chính, khách hàng, chính sách doanh nghiệp thì không thể thiếu đi đội ngũ nhân viên.
Đội ngũ nhân viên có động lực làm việc, tinh thần hăng say sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất và đưa ra những đề xuất, ý tưởng chuẩn chỉ nhất góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Động lực nhân viên là yếu tố quyết định đến sự gắn bó hay rời bỏ doanh nghiệp. Nhân viên rời bỏ doanh nghiệp được coi là rủi ro với doanh nghiệp bởi mất đi nguồn nhân lực chất lượng cốt cán và dễ bị đối thủ cạnh tranh đánh bại.
Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên
Động lực của nhân viên chịu ảnh hưởng và chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Thực tế cho thấy khá nhiều nhân viên cảm thấy không có động lực làm việc, muốn rời bỏ doanh nghiệp hoặc làm việc kiểu cầm chừng bởi một số các yếu tố dưới đây.
Quy trình nội bộ doanh nghiệp
Quy trình thực thi doanh nghiệp cũng là một trong những cách để xây dựng động lực làm việc cho nhân viên. Doanh nghiệp bạn sở hữu một quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng sẽ thúc đẩy nhân viên hăng hái làm việc.
Mô tả công việc rõ ràng cho nhân viên
Bảng mô tả công việc và trách nhiệm của nhân viên trong công việc cần rõ ràng, tránh sự chồng chéo không cụ thể dẫn đến cách xung đột, xích mích trong công việc.
Mô tả công việc chính là tiền đề để nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Xây dựng hệ số KPI, chỉ tiêu đánh giá chính xác
Việc tạo động lực cho nhân viên không thể tách rời các chỉ tiêu đánh giá KPI, mức độ hoàn thành công việc từ đó có chế độ khen thưởng, phúc lợi xứng đáng với thành tích đạt được.
Không được phân quyền
Một trong những yếu tố thúc đẩy động lực làm việc. Đó là sự tin tưởng và tôn trọng trong việc phân quyền. Các nhà quản lý cho phép nhân viên của mình đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với các hành vi và quyền hạn được giao. Nhân viên cảm thấy sự tôn trọng và tự tin cống hiến hết mình. Chứng minh năng lực của mình với công việc và cấp trên.
Bạn quan tâm: Trường doanh nhân PTI
Nhân viên không được phân quyền điều đó có nghĩa là làm gì cũng cảm thấy e rè sợ hãi, không quyết đoán, không tự tin trước mọi quyết định và hành động.
Sự phân quyền của doanh nghiệp và nhà quản lý cũng cần dựa vào tình hình đánh giá thực tế cá nhân. Nhằm giảm thiểu rủi ro trong mọi hoạt động.
Sự chia sẻ lắng nghe từ các nhà quản lý
Để nâng cao hiệu suất hoạt động và kết quả kinh doanh thì cần có sự giao tiếp, trao đổi. Và bày tỏ quan điểm giữa nhân viên và nhà quản lý.
Hãy để cho nhân viên bày tỏ ý kiến, tâm tư, nguyện vọng. Và nhà quản lý cần có sự lắng nghe, chia sẻ đồng cảm với nhân viên. Nhân viên là người tham mưu trực tiếp cho quản lý và quản lý cũng là người tham mưu, chia sẻ với nhân viên.
Không nên dùng cái tôi, sự phân quyền để áp đặt cho mọi thứ. Từ suy nghĩ đến công việc của nhân viên.
Sự cởi mở, lắng nghe và giao tiếp thân thiện giữa nhà quản lý với nhân viên. Sẽ thúc đẩy động lực lao động.
Cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả
Thực tế có rất nhiều cách được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong tạo động lực nhân viên hiệu quả ngày nay. Một trong số các cách tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt phải kể đến sau.
Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, cạnh tranh công bằng
Môi trường làm việc cũng là một trong những yếu tố hình thành động lực làm việc cho nhân viên. Môi trường làm việc bao gồm cơ sở vật chất, văn hoá doanh nghiệp, yếu tố con người, các quy định, chính sách.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất khang trang hiện đại. Nhưng hãy cố gắng tạo dựng cho doanh nghiệp mình một cơ sở sạch sẽ văn minh và lịch sự nhất.
Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố góp phần hình thành động lực lao động. Hãy xây dựng một văn hoá chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở. Ở mọi cấp bậc trong công ty.
Xây dựng hệ thống thang bảng lương chính xác, công bằng
Không phủ nhận đại đa số các cá nhân đi làm đều vì mục tiêu và nhu cầu mưu sinh cuộc sống. Lương thưởng là yếu tố duy trì và ổn định cuộc sống. Doanh nghiệp bạn có hệ thống thang bảng lương công bằng phù hợp với từng vị trí, thâm niên gắn bó. Và năng lực cá nhân sẽ thúc đẩy động lực lao động và phấn đấu trong công việc.
Xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng
Các nỗ lực phấn đấu của nhân viên sẽ được đền đáp xứng đáng dựa vào lộ trình thăng tiến. Việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc là chưa đủ mà cần có hệ chỉ tiêu đánh giá lộ trình thăng tiến. Nhằm khuyến khích sự sáng tạo, thi đua trong lao động của nhân viên.
Ngoài ra còn có rất nhiều phương pháp tạo động lực cho nhân viên. Như các chính sách phúc lợi, khen thưởng theo tháng, quý, và chế độ đãi ngộ, các chương trình nghỉ mát, du lịch hàng năm ở công ty. Bên cạnh đó là các chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề. Cũng sẽ góp phần thúc đẩy động lực làm việc.
Tổng kết
Doanh nghiệp phát triển bền vững có vị thế cạnh tranh trên thị trường. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của đội ngũ nhân sự. Tạo động lực cho nhân viên phấn đấu là việc làm hữu ích và thiết thực tại doanh nghiệp. Hy vọng rằng từ những chia sẻ giúp doanh nghiệp bạn. Có đội ngũ nhân sự chất lượng, nhiệt tình, hăng say với công việc.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ trường PTI tại HCM: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Địa chỉ trường PTI tại HN: Tầng 14, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/