Ở Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực với nhiều quy mô và cơ cấu khác nhau. Từ doanh nghiệp nhà nước cho đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được xây dựng với nhiều đặc điểm và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội đất nước. Những năm gần đây, loại hình doanh nghiệp SME được nhắc đến khá nhiều. Vậy thì doanh nghiệp SME là gì và có những điểm gì nổi bật. Cùng với Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI khám phá ngay sau đây.
Doanh nghiệp SME là gì?
Nhắc tới các loại hình doanh nghiệp trong những năm gần đây thì không thể bỏ qua loại hình doanh nghiệp SME là gì?
Được viết tắt của cụm từ tiếng anh Small and Medium Enterprise dịch ra tiếng việt của nghĩa là doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Mặc dù các doanh nghiệp SME có sự khác biệt về vốn, số lượng nhân sự, doanh thu, cho đến lĩnh vực hoạt động nhưng chúng vẫn đảm bảo hoạt động dựa trên nguyên tắc pháp lý của một quốc gia.
Trong những năm gần đây theo thống kê tốc độ phát triển của các doanh nghiệp SME ngày càng nở rộ góp phần giải quyết rất nhiều việc làm cho những người lao động. Tiềm ẩn giữa sự phát triển đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nguy cơ phá sản cũng tương đối cao.
Cũng theo thống kê trên thế giới doanh nghiệp SME chiếm đến 95% tổng số các doanh nghiệp và góp phần giải quyết đến 50% nhu cầu việc làm cho người lao động. Doanh nghiệp SME phát triển như vậy nhưng làm thế nào để phân loại doanh nghiệp SME cùng tìm hiểu tiếp.
Tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME
Dựa theo điều 6, Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của chính phủ quy định về các loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô doanh nghiệp gồm có doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau
Lĩnh vực hoạt động | Tiêu chí đánh giá | Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
Thương mại dịch vụ | Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm | Không vượt quá 10 người | Không vượt quá 50 người | Không vượt quá 100 người |
Tổng doanh thu bình quân năm | Không quá 10 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng | Không quá 300 tỷ đồng | |
Tổng nguồn vốn | Không quá 3 tỷ đồng | Không quá 50 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng | |
Nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng | Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm | Không vượt quá 10 người | Không vượt quá 100 người | Không vượt quá 200 người |
Tổng doanh thu bình quân năm | Không quá 3 tỷ đồng | Không quá 50 tỷ đồng | Không quá 200 tỷ đồng | |
Tổng nguồn vốn | Không quá 3 tỷ đồng | Không quá 20 tỷ đồng | Không quá 100 tỷ đồng |
Vai trò của doanh nghiệp SME
Một nền kinh tế quốc gia phát triển thì không thể phủ nhận vai trò của các doanh nghiệp SME. Các doanh nghiệp này tuy có quy mô vừa và nhỏ nhưng với số lượng đông đảo lại có những vai trò to lớn như:
- Giải quyết tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động ở nhiều các vị trí khác nhau từ vị trí quản lý, điều hành cho đến các vị trí như chuyên viên khách hàng doanh nghiệp sme là gì? Đó cũng là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc đặt ra. Doanh nghiệp SME tuy có quy mô nhỏ nhưng họ vẫn yêu cầu ở mỗi cá nhân và nhân viên trình độ, năng lực và khả năng tư duy, đầu óc sáng tạo…
- Doanh nghiệp SME đóng góp tới 30- 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất tới 31% tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
- SME cung cấp cho thị trường kinh tế sự đa dạng, phong phú về tất cả các lĩnh vực và đưa ra nhiều sự lựa chọn cho thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
- Doanh nghiệp upper sme là gì? Hay doanh nghiệp SME thực chất có cùng một định nghĩa chúng đều là các doanh nghiệp có bộ máy tổ chức tương đối gọn nhẹ, vốn đầu tư nhỏ và họ có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau nhằm khai thác tiềm năng cũng như thế mạnh của từng vùng kinh tế.
- Ở một số khu vực nông thôn sự ra đời của các doanh nghiệp SME còn có vai trò thúc đẩy nền kinh tế xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế để từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại, dịch vụ ở địa phương và thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các vùng.
Doanh nghiệp SME có những thuận lợi và khó khăn nào?
Không chỉ riêng doanh nghiệp SME mà hiện tại bất kể một doanh nghiệp nào hoạt động cũng đều trải qua những thuận lợi và khó khăn thách thức như sau.
Thuận lợi
Với nguồn nhân lực dồi dào sẵn có của thị trường và yêu cầu nhân sự của doanh nghiệp SME không quá lớn chính vì vậy doanh nghiệp SME sẽ không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự.
Nếu có những chính sách tốt về nhân sự họ có thể tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khả năng vận hành và thích ứng trước sự biến động của thời cuộc tại các doanh nghiệp SME tương đối dễ dàng.
Chi phí để thành lập và nguồn vốn đầu tư ban đầu không quá nhiều chính. Vì vậy các doanh nghiệp SME dễ dàng trong việc xây dựng và quản lý hệ thống.
Bạn quan tâm: Trường doanh nhân PTI
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì bất kỳ một doanh nghiệp nào để hoạt động cũng đều phải trải qua khó khăn. Một trong số đó phải kể đến ở các doanh nghiệp SME như:
- Chịu áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động cùng lĩnh vực. Sự cạnh tranh ở đây đến từ chính sản phẩm, sự cạnh tranh về nhân lực cho đến các chính sách.
- Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp SME thường gặp khó khăn hơn. So với các doanh nghiệp lớn bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu thấp. Họ liên tục phải xoay vòng vốn để mọi hoạt động có thể duy trì và phát triển.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng ở các doanh nghiệp SME thường không được đánh giá cao
- Các doanh nghiệp SME thường chưa có sự hấp dẫn với các nhà quản lý điều hành giỏi. Các rủi ro tiềm ẩn nguy cơ phá sản ở các doanh nghiệp SME cũng tương đối cao. Nếu họ không có chính sách quản lý dòng tiền. Thu hút nhân sự giỏi cũng như chiến lược kinh doanh đúng đắn.
Tổng kết
Doanh nghiệp SME là gì? Vai trò và đặc điểm như thế nào? Hy vọng rằng thông qua các chia sẻ từ bài viết. Bạn có thể dễ dàng hình dung được một loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc đầu tư, xây dựng hay làm việc cho các doanh nghiệp lớn. Là vấn đề ai cũng muốn hướng tới, nhưng xét trên nhiều khía cạnh. Và sự phát triển thì doanh nghiệp SME cũng có những thế mạnh nhất định bạn có thể tham khảo.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Hotline: 0363.38.31.38
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/