Hiệu ứng chim mồi là gì? Các ví dụ cụ thể

Hiệu ứng chim mồi đã trở thành thuật ngữ không còn quá xa lạ. Trong lĩnh vực marketing nói riêng và kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về bản chất cũng như ý nghĩa của hiệu ứng này mang lại trong đời sống, trong kinh doanh. Ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng Trường Doanh Nhân PTI tìm hiểu từ A đến Z về hiệu ứng chim mồi là gì. Hiệu ứng chim mồi review và những vấn đề liên quan.

Hiệu ứng chim mồi là gì?

Hiệu ứng chim mồi là gì? Hiệu ứng chim mồi hay còn gọi là ưu thế bất cân xứng, mồi nhử. Đây là hiệu ứng không nhằm cho khách hàng lựa chọn giữa A hoặc B. Mà hiệu ứng sẽ đưa ra 3 phương án là A, B và C. Trạng thái bất cân xứng, không đồng đều giữa 3 phương án được đưa ra. Sẽ điều hướng khách hàng đến mua ngay sản phẩm mà bạn mong muốn. 

Hiệu ứng chim mồi tiếng anh là gì? tiếng anh hiệu ứng chim mồi là Decoy Effect. 

Hiệu ứng chim mồi là gì?
Hiệu ứng chim mồi là gì?

Đồng thời, hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh. Được xây dựng nên nhằm mục đích đánh trúng tâm lý mua hàng của khách hàng. Thông qua việc đưa ra mồi nhử. Khi người mua hàng tiếp cận với hiệu ứng này. Người mua hoàn toàn chủ động khi đưa ra quyết định của mình.

Bản chất của hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh

Vậy bản chất của hiệu ứng chim mồi trong bán hàng nói riêng. Và trong kinh doanh nói riêng, Đâu là cách đưa ra mồi nhử cho khách hàng. Điều hướng khách hàng đến mong muốn của bạn một cách tự nguyện. Vui vẻ chấp nhận quyết định loại hàng mà phía doanh nghiệp mong muốn. Vì lý do này, chiến lược “hiệu ứng chim mồi” đã và đang được áp dụng rất nhiều. Trong các kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi tính hiệu quả mà nó mang lại. Đồng thời, lợi nhuận mang lại cũng không hề ít. 

Ví dụ hiệu ứng chim mồi: chắc chắn rằng bạn đã từng bị thu hút. Hoặc hấp dẫn bởi những chương trình giảm giá từ những thương hiệu bạn hay quan tâm. Hoặc chỉ đơn giản là một nhãn hàng nào đó bạn thấy trong siêu thị. Ví dụ như: giảm giá 10%, 20% hoặc mua 1 tặng 1,… Mục đích của việc này nhằm doanh số và doanh thu cho khách hàng. Đồng thời, khi doanh nghiệp thực hiện chương trình ưu đãi giảm giá,… Vẫn đảm bảo được vấn đề kinh doanh có lãi suất. 

Ý nghĩa của hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi trong marketing, trong kinh doanh trong bán hàng không chỉ áp dụng cho những tập đoàn lớn mà còn áp dụng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với tâm lý đám đông, hiệu ứng này vô cùng hiệu quả trong việc kích thích tâm lý khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Vì lý do này mà doanh thu có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần nhờ vào chiến lược này. Ngoài ra, việc đưa “chim mồi” có thể giải quyết vấn đề hàng tồn kho một cách hiệu quả. 

Bạn quan tâm khóa học: Học CEO ở đâu tốt?

Có thể bạn chưa biết, hiệu ứng này giúp cho khách hàng có suy nghĩ khác so với tưởng tượng ban đầu của họ. Tuy họ có nhiều sự lựa chọn, nhưng hiệu ứng này làm lệch đi suy nghĩ của khách hàng hướng tới. Bởi vậy, đây còn là phương thức nâng cao và khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường trong khi đã có rất nhiều người biết đến và sử dụng dịch vụ, sản phẩm đó. 

Ý nghĩa của hiệu ứng chim mồi
Ý nghĩa của hiệu ứng chim mồi

Ví dụ hiệu ứng chim mồi trong cuộc sống

Dưới đây là một số ví dụ hiệu ứng chim mồi điển hình trong cuộc sống mà có lẽ bạn đã thấy qua ở đâu đó: 

Ví dụ 1

Bước vào điện máy xanh, bạn muốn lựa chọn bất kì thiết bị điện tử, vật dụng nào đó. Bạn thường thấy các sản phẩm hay được bán với giá lẻ như tủ lạnh có cánh có giá 19.999.999 VNĐ thay vì 20.000.000 VNĐ. Hoặc bình nước có giá 299.000VNĐ thay vì 300.000VNĐ. Tuy những giá tiền nói trên chỉ chênh lệch nhau 1.000 đồng, nhưng với tâm lý của khách hàng nhìn vào. Thì giá bán lẻ làm cho họ cảm thấy bản thân đang sở hữu sản phẩm với giá ưu đãi hơn những bản chất giá trị sản phẩm bên trong không hề thay đổi.

Ví dụ 2

Một giáo viên tại đại học MIT đã áp dụng hiệu ứng chim mồi trong một thí nghiệm đối với các sinh viên của ong. Ông đã  đưa ra yêu cầu 100 sinh viên. Lựa chọn và đăng ký mua báo của tạp chí Economist với những gói và mức giá được đưa ra như sau: 

  • Gói thứ nhất: Đọc báo qua mạng – 59 USD/năm. 
  • Gói thứ hai: Đọc báo giấy – 125 USD/năm
  • Gói thứ ba: Đọc báo giấy và qua mạng – 125 USD/năm. 

Kết quả của cuộc khảo sát vị giáo viên nhận lại là 16 sinh viên chọn gói thứ nhất, đồng thời có đến 84 sinh viên lựa chọn gói thứ 3 và không có sinh viên nào chọn gói thứ hai. 

Ngay sau đó, giáo viên đã thay đổi thí nghiệm khác để có thể so sánh mức độ ảnh hưởng của gói thứ hai bằng cách bỏ đi gói này. Tuy nhiên, thử nghiệm trên 100 sinh viên khác. Kết quả thật bất ngờ, có đến 68 sinh viên lựa chọn gói thứ nhất và còn lại 32 sinh viên chọn gói thứ ba. 

Từ thí nghiệm trên, nếu giáo viên áp dụng gói thứ nhất và gói thứ 2, tạp chí Economist thêm vào gói chim mồi là gói thứ ba, chắc chắn một điều rằng doanh thu sẽ vô cùng lớn. 

Ví dụ 3

Hiệu ứng chim mồi cũng đã được Apple áp dụng vào sản phẩm của họ ngay tại thời điểm ra mắt MacBook Pro 13-inch, cụ thể là Apple lần được đưa ra 3 mẫu sản phẩm:

  • Mẫu 1: Mẫu này cơ bản nhất trị giá 1.499 USD
  • Mẫu 2: Bổ sung thêm một số tính năng và bộ xử lý nhanh hơn trị giá 1.799 USD
  • Mẫu 3: Mẫu này có đầy đủ các tính năng, ổ cứng có dung lượng gấp đôi mẫu 2, có giá 1.999 USD. 

Và kết quả nhận lại đương nhiên là, mẫu thứ 2 chỉ là “chim mồi” giữa mẫu rẻ nhất và mẫu đắt nhất. Khách hàng sẽ không ngần ngại để lựa chọn mẫu thứ 3 để sở hữu thiết bị đầy đủ tính năng.

Kết luận

Phía trên là toàn bộ thông tin tổng quát. Về hiệu ứng chim mồi là gì và những vấn đề liên quan. Hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn thật sự khách quan và lợi ích mà hiệu ứng này mang lại.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo