Hội thảo: Toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo 2021 – Tư duy chiến lược dành cho SMEs

Ngày 16/10, Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI và Trường Đào tạo Kinh doanh PBS phối hợp với các đối tác thân hữu tổ chức hội thảo: “Toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo 2021 – Tư duy chiến lược dành cho SMEs”. Với những giá trị mang tính thời sự cao, hội thảo đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới truyền thông, giới chủ doanh nghiệp.

Hội thảo đón tiếp gần 1000 khách mời
Hội thảo đón tiếp gần 1000 khách mời

Hội thảo toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo 2021

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Phương – Chuyên gia Trưởng Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI cho biết: “Qua trăm năm kể từ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, thế giới mới trải qua một biến cố lớn như Covid 19. Hội thảo kinh tế lần này là sự kiện duy nhất trong năm được PTI tổ chức, để chúng ta có thể tìm hiểu, lắng nghe, trao đổi, tiếp cận với thông tin thông qua góc nhìn của chuyên gia & những doanh nhân trong cuộc”.

Chuyên gia Trưởng Nguyễn Hoàng Phương khai mạc hội thảo
Chuyên gia Trưởng Nguyễn Hoàng Phương khai mạc hội thảo

Hội thảo đã trân trọng cảm ơn các đơn vị tài trợ đã đồng hành cùng PTI, PBS mang đến một sự kiện quan trọng, với những thông tin hữu ích cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

Đơn vị tài trợ Kim cương: Công ty Cổ phần Haybike

Đơn vị tài trợ vàng: Công ty TNHH Vulcano Việt Nam, Công ty CP Sao Việt Nam, Công ty Cổ phần DAMO GROUP, Công ty CP sáng tạo và truyền thông đa phương tiện IGC

Và đơn vị tài trợ Bạc: Công ty Cổ phần Workway.

Chủ tịch Triệu Văn Dương và chuyên gia Trần Đình Thiên tặng hoa cảm ơn đơn vị tài trợ
Chủ tịch Triệu Văn Dương và chuyên gia Trần Đình Thiên tặng hoa cảm ơn đơn vị tài trợ

Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tuyền – Tổng giám đốc

Ông Nguyễn Văn Tuyền – Tổng Giám đốc đến từ thương hiệu Trevi Bike – Bamboo Bicycle – Công ty Cổ phần Haybike đại diện nhà tài trợ đã chia sẻ tại chương trình: “2020 là một năm vô cùng đặc biệt với tất cả chúng ta. Sẽ rất khó để dự báo thời điểm COVID kết thúc và có thể đại diện sẽ kéo dài trong trung và dài hạn và có thể chúng ta sẽ làm quen với khái niệm mới kỷ nguyên COVID. Phía trước sẽ còn rất nhiều khó khăn nhưng tôi nghĩ rằng nếu trong cuộc sống của chúng ta có đầy đủ những thứ chúng ta muốn và không có nhiều ước mơ thì có lẽ cuộc sống sẽ trở nên không còn nhiều màu sắc và khi chúng ta luôn có nhiều mục tiêu phía trước để vượt qua để đến khi vượt qua nó chúng ta sẽ thực sự hạnh phúc. Xin cảm ơn PTI, cảm ơn quý vị chuyên gia đã và đang đào tạo những thế hệ doanh trí cho Việt Nam.”

Ông Nguyễn Văn Tuyền – Tổng Giám đốc đến từ thương hiệu Trevi Bike – Bamboo Bicycle – Công ty Cổ phần Haybike
Ông Nguyễn Văn Tuyền – Tổng Giám đốc đến từ thương hiệu Trevi Bike – Bamboo Bicycle – Công ty Cổ phần Haybike

Chia sẻ của ông Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

Hội thảo bắt đầu với phần tham luận của chuyên gia Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam chống chịu “Covid”: nghĩa lý của “bình thường mới”.

Chuyên gia Trần Đình Thiên
Chuyên gia Trần Đình Thiên

Ông Thiên cho biết: Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất, lan rộng nhất từ trước đến nay và là đợt khủng hoảng phá hủy lớn nhất song cũng chứng kiến nhiều sự sáng tạo nhất… trong nguy có cơ, đứng trước những rủi ro rất lớn, mỗi dân tộc, mỗi nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn xa, trông rộng và lựa chọn các tuyến lợi ích để lâu dài. Tuy nhiên, quan trọng vẫn là nội lực, phải chuẩn bị cho tốt nội lực để có thể làm chủ vận mệnh của mình cũng như không phụ thuộc, lệ thuộc vào quốc gia khác, nhóm lợi ích khác. Thế giới thời đại 4.0 thay đổi nhanh, đòi hỏi chuyển đổi thể chế kinh tế mau lẹ và thích ứng nhanh, mạnh.

Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường
Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường

Chia sẻ của ông Đặng Hùng Võ

Trong phần chia sẻ của mình, ông Đặng Hùng Võ cho rằng: Thị trường BĐS hiện nay có tiềm năng lớn nhưng đang rơi vào giai đoạn khó khăn. Khó khăn không phải do mất cân đối cung – cầu trên thị trường mà lại do khu vực quản lý không sửa đổi pháp luật và không đổi mới tư duy. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều tập đoàn BĐS mạnh, có tính chuyên nghiệp cao, có tiềm lực lớn, có khả năng thực hiện các dự án lớn, độ phức tạp cao. Tính thiếu chuyên nghiệp vẫn tồn tại trong khu vực nhà nước, một số doanh nghiệp phát triển BĐS và người tiêu dùng. Cần thay đổi để phát triển BĐS đồng bộ với yêu cầu phát triển kinh tế, bền vững xã hội và môi trường.

Ông cũng đã đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn như:

– Nhà đầu tư dự án cũng cần chấp nhận sự đa dạng trong kinh doanh các BĐS du lịch kiểu mới, không nên gò về phương thức kinh doanh theo kiểu khách sạn truyền thống với cam kết lợi nhuận cố định.

– Phát triển dạng các BĐS du lịch kiểu mới sẽ làm cho hạ tầng lưu trú phát triển mạnh hơn, thu hút được nhiều thể loại du lịch hơn, thỏa mãn được nhu cầu có căn nhà thứ 2 để nghỉ dưỡng của một nhóm người có thu nhập khá ngày càng rộng hơn.

– Chỉ phát triển các dự án lớn phát triển BĐS tích hợp theo nghĩa tạo lập hệ sinh thái dựa trên kinh tế tuần hoàn theo triết lý phát triển xanh và thông minh, lấy lợi ích cư dân làm trung tâm sao cho chất lượng dịch vụ cao nhưng chi phí thấp…

Chia sẻ của ông PGS, TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR)

PGS, TS Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, Việt Nam nằm trong số nước có tiềm năng phát triển kinh tế, đồng thời ít bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 hơn so với nhiều nước khác.

Ông Nguyễn Đức Thành chia sẻ tham luận: Doanh nghiệp SMEs: Nhận thức những thay đổi toàn cầu để thích ứng với hoàn cảnh mới.
Ông Nguyễn Đức Thành chia sẻ tham luận: Doanh nghiệp SMEs: Nhận thức những thay đổi toàn cầu để thích ứng với hoàn cảnh mới.

Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ của Việt Nam yếu và môi trường thể chế/chính sách có thể khiến phục hồi chậm. Trong dài hạn hơn, kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nặng hơn nếu không có những quyết sách phù hợp, khi diễn biến thế giới trở nên phức tạp.

Ông Thành cho rằng, xu thế của cuộc Cách mạng 4.0 yêu cầu các doanh nghiệp (cùng cả xã hội) chuyển đổi số, xây dựng những mô hình kinh doanh phù hợp để sinh tồn. Bên cạnh đó, không gian phát triển của Việt Nam đang được mở ra với các hiệp định thương mại tự do mới như EVFTA, CPTPP, AEC, và RCEP. Điều này vừa đặt ra cơ hội, nhưng vừa tạo ra thách thức cạnh tranh ngay ở sân nhà của chúng ta.

Chia sẻ của bà Vũ Thị Thuận – Chủ tịch Công ty CP Traphaco

Bà Vũ Thị Thuận – Chủ tịch Công ty CP Traphaco đã chia sẻ về chiến lược phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có nhấn mạnh: Chiến lược và chiến thuật rất quan trọng trong sự thành công của mọi doanh nghiệp. Mặc dù trong thực tế có một số lượng lớn các doanh nghiệp hoạt động mà không có những điều trên, nhưng bạn sẽ cần phải ưu tiên cho chiến lược và chiến thuật để có kết quả một cách nhanh hơn. Lập kế hoạch mang tầm chiến lược và chiến thuật tương tự như việc đặt ra những mốc định vị và điều hướng cho điểm đích mà bạn muốn đến. Bạn cũng có thể đến đích mà không có hai điều đó, nhưng nếu trang bị thì chuyến đi sẽ nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn giống như việc bạn lựa chọn sử dụng GPS trên lộ trình của bạn.

Bà Vũ Thị Thuận chia sẻ về chiến lược phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bà Vũ Thị Thuận chia sẻ về chiến lược phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Chung – Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Sao Việt Nam

Cũng tại hội thảo, một số khách mời tham dự đã nói lên những vấn đề mà công ty gặp phải trong đợt dịch COVID:

Anh Nguyễn Văn Chung – Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Sao Việt Nam
Anh Nguyễn Văn Chung – Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Sao Việt Nam

Anh Nguyễn Văn Chung – Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Sao Việt Nam: công ty chúng tôi quá thấm thía trong đợt dịch COVID, là ngành sản xuất về công nghiệp dân dụng chúng tôi nhận thấy có một số thứ phải thay đổi ngay đó là: phải tinh khôn và nhanh hơn, rút ngắn các kỳ hạn về kinh doanh, lựa chọn ra những sản phẩm mục tiêu. Có kế hoạch linh hoạt điều chỉnh sự thay đổi, có sự quyết tâm và kiên trì theo mục tiêu.

Chia sẻ của ông Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Công ty CP Vulcano Việt Nam

Anh Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Công ty CP Vulcano Việt Nam
Anh Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Công ty CP Vulcano Việt Nam

Anh Đỗ Văn Hùng – Giám đốc Công ty CP Vulcano Việt Nam: ngành thời trang đứng trước dịch COVID cũng đã bị ảnh hưởng rất nặng khi nhu cầu, sức mua thụt giảm từ thu nhập chung của người dân. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội bởi ngày may cũng là ngày lợi thế của VN từ nền tảng gia công, nghề truyền thống. Trong gia đoạn COVID, các doanh nghiệp quốc tế sẽ khó khăn hơn trong việc triển khai thị trường và sản xuất. Vulcano cũng đã nghĩ đến vấn đề xuất khẩu nhưng trong tương lai dài hơn còn hiện tại chúng tôi phát triển thị trường nội địa, bởi chúng tôi khai thác thế mạnh của mình.

Chia sẻ của ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn – Tổng cục Thuế

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn – Tổng cục Thuế
Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế Doanh nghiệp lớn – Tổng cục Thuế

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Phụng đã gửi lời cảm ơn các doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn để đóng góp cho đất nước. Năm nay không có doanh nhân thì ngân sách không biết lấy tiền đâu để tiêu, và hội thảo thực sự xúc động có 2 thông điệp muốn gửi đến cho doanh nhân: các bạn hãy đứng vững trên đôi chân của mình giữ cho doanh nghiệp phát triển không bán cho doanh nhân người Hoa, thứ hai các bạn muốn làm gì thì làm nhưng kết quả cuối cùng chúng ta không có lãi thì không được và muốn có lãi các bạn phải làm 2 việc đó là giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh trong đó có rủi ro về thuế và việc thứ hai là quản trị đồng tiền của mình. Qua rất nhiều lớp ở PTI và rút ra được bài học những doanh nhân nào qua được lớp CFO sau khi đã học lớp CEO thì người ta phát triển chắc chắn và hiệu quả cao. Các bạn nên dành thời gian để nâng cao kiến thức quản trị tài chính.

Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh – Chủ tịch Hội đồng giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI
Chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh – Chủ tịch Hội đồng giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI

Tổng kết hội thảo toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo 2021

Trong phần tổng kết và định hướng hành động cho các doanh nghiệp Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Tất Thịnh – Chủ tịch Hội đồng giảng huấn Tổ chức Giáo dục Đào tạo PTI nhấn mạnh: cần bình tĩnh với những biến cố, bình thản với những gì chưa thể thay đổi, bình an với những gì đã làm và bình thường sống với mọi điều.

Không riêng gì COVID trong bất kỳ một thế kỷ nào cũng có những đại sự kiện hoặc là chiến tranh/dịch bệnh/thiên tai … sự kỳ diệu của con người, của xã hội là sau những đại họa như vậy những nỗ lực phát triển của con người lại trở nên mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn. Đi đến tương lai chúng ta không mang theo tâm lý sợ hãi.

Những việc doanh nghiệp vừa và nhỏ phải làm: Số hóa nền tảng ngay và luôn tái cơ cấu hiệu quả hóa các hoạt động từ bên trong bên ngoài thông minh tái tạo lại lợi thế và đến PTI (để chia sẻ cơ hội và nguồn lực). Chuyên gia cũng chia sẻ 8 quy luật sinh tồn khôn ngoan đó là: nhận dạng sớm và hành động TỐC ĐỘ; TỰ THÂN từ mình và theo cách của mình; tích dụng LỢI THẾ tại nơi sinh ra và nơi đến; Giảm rủi ro và MẠNH hơn cùng bầy nhóm; Sửa sai và lưu giữ kinh nghiệm HỮU ÍCH; Càng phát triển càng xử lý THÔNG TIN xa; SINH NĂNG theo thời gian và tránh đào thải; Chọn ưu trong cạnh tranh và SINH THÁI.

Hội thảo: Toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo 2021 – Tư duy chiến lược dành cho SMEs
Hội thảo: Toàn cảnh kinh tế 2020 và dự báo 2021 – Tư duy chiến lược dành cho SMEs

Ban tổ chức hội thảo thực sự hy vọng những thông tin, những chia sẻ quý giá từ các chuyên gia sẽ được các doanh nhân, những nhà quản trị doanh nghiệp lĩnh hội, chắt lọc, áp dụng linh hoạt trong điều hành để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn thách thức của thời đại, phát triển bền vững.

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo