Để đưa được sản phẩm từ các doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng. Thì sẽ có rất nhiều phương pháp. Từ trước đến nay kênh phân phối được nhiều doanh nghiệp sản xuất ưu tiên lựa chọn nhất. Bởi hiệu quả từ kênh phân phối mang lại rất cao. Kênh phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó là một hình thức giao nhận hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay khách hàng. Vậy kênh phân phối là gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về kênh phân phối trong bài viết này nhé.
Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối là một tổ chức có hệ thống các mối quan hệ bên ngoài doanh nghiệp, nhằm quản lý và điều hành các hoạt động phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận người tiêu dùng, nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình trên thị trường. Đúng như Philip Kotler đã phát biểu: “Kênh phân phối chính là con đường dẫn sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.”
Vậy câu hỏi đặt ra cấu trúc kênh phân phối là gì? Cấu trúc kênh phân phối là mô tả tập hợp các thành viên có mối quan hệ và cách phân chia công việc, phối hợp với nhau.
Thường khi bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào hoạt động. Cũng đều sẽ có kênh phân phối. Tùy từng quy mô và sản phẩm doanh nghiệp sản xuất. Mà họ sẽ xây dựng các loại hình kênh phân phối khác nhau. Có thể là kênh phân phối trực tiếp, gián tiếp hoặc hỗn hợp. Kênh phân phối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các cá nhân tiêu dùng. Họ có thể tiếp cận sản phẩm một cách tốt nhất và nhanh nhất. Bên cạnh đó kênh phân phối còn có ý nghĩa với cả nhà sản xuất, ý nghĩa cụ thể ra sao hãy cùng tìm hiểu tiếp ngay sau đây.
Ý nghĩa của kênh phân phối trong doanh nghiệp sản xuất
- Quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng: Việc doanh nghiệp lựa chọn đúng kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng nhanh chóng, tiết kiệm chi phí quảng cáo, góp phần thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống giá thành sản phẩm cạnh tranh. Giá thành của một sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở nhiều yếu tố như giá vốn, chi phí vận chuyển…và việc lựa chọn đúng kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp dự toán được trước giá thành sản phẩm.
- Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh: Việc doanh nghiệp có một hệ thống kênh phân phối hoạt động ổn định sẽ giúp cho việc hoạch định chiến lược sản xuất, đưa ra số lượng sản phẩm một cách tốt nhất bởi đã có số liệu sẵn của kênh phân phối về việc tiêu thụ sản phẩm.
- Quản trị hệ thống kênh phân phối một cách dễ dàng việc lựa chọn hình thức kênh phân phối theo đúng với quy mô, loại hình sản xuất sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp quản trị hệ thống kênh phân phối đạt hiệu quả.
Các loại kênh phân phối phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường các doanh nghiệp sản xuất thường phân chia thành 3 loại kênh phân phối như sau:
Kênh phân phối trực tiếp
Với kênh phân phối này cấu trúc kênh khá đơn giản sẽ chỉ bao gồm hai bên là nhà sản xuất và người tiêu dùng. Sẽ không có bất kì một bên trung gian nào can thiệp vào. Tất cả những sản phẩm sau khi được sản xuất ra sẽ đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối trực tiếp sẽ lý giải cho người tiêu dùng biết được kênh phân phối ngắn là gì? Bởi nhà tiêu dùng khi mua hàng từ kênh phân phối trực tiếp hay kênh phân phối ngắn. Có thể sẽ phải trả chi phí thấp hơn vì họ đang mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất.
Kênh phân phối trực tiếp là những kênh cho phép nhà sản xuất. Hoặc nhà cung cấp dịch vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng cuối cùng của mình.
Bạn quan tâm: Khóa học về quản trị doanh nghiệp
Kênh phân phối gián tiếp
Xét về cấu trúc kênh thì kênh phân phối gián tiếp có cấu trúc khá phức tạp thường bao gồm nhiều bên và chia thành các loại như sau:
Kênh phân phối truyền thống: Đối với kênh này hàng hóa sau khi được sản xuất sẽ đi qua nhiều khâu từ nhà sản xuất rồi mới đến tay người tiêu dùng.
Thường kênh phân phối truyền thống sẽ được chia làm 3 cấp độ:
- Cấp độ 1: Nhà sản xuất—-> Nhà bán lẻ—-> Nhà tiêu dùng
- Cấp độ 2: Nhà sản xuất—--> Nhà phân phối—-> Nhà đại lý( bản sỉ, bán buôn)—-> Nhà bán lẻ—-> Người tiêu dùng
- Cấp độ 3: Nhà sản xuất—->Cò mối—> Nhà phân phối—-> Nhà đại lý( bản sỉ, bán buôn)—-> Nhà bán lẻ—-> Người tiêu dùng.
Kênh phân phối hiện đại: Hàng hóa sau khi được sản xuất sẽ được nhà sản xuất và bên trung gian cùng kết hợp phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Với kênh này sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian vận chuyển sản phẩm và phát huy được mọi chức năng của kênh phân phối với nhà sản xuất và người tiêu dùng đó là tính nhanh chóng và tiết kiệm chi phí cho giá thành.
Kênh phân phối đa cấp
Ở kênh phân phối ngày các bên trung gian trừ nhà sản xuất đóng vai trò là nhà phân phối hàng hóa hoặc cũng là người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa. Với kênh phân phối đa cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí quảng cáo nhưng sẽ thêm khoản chi phí hoa hồng cho các bên trung gian. Kênh phân phối đa cấp có cấu trúc không quá phức tạp nhưng đòi hỏi nhà quản trị hệ thống kênh phân phối phải có tầm nhìn chiến lược để quản lý giá thành sản phẩm cũng như hoạch định giá tốt thúc đẩy khả năng cạnh tranh.
Kênh phân phối có tầm quan trọng đặc biệt với sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Để trả lời câu hỏi cho các nhà quản trị doanh nghiệp như: Làm thế nào để quản trị kênh phân phối một cách hiệu quả? Kênh phân phối online là gì? Chiến lược kênh phân phối là gì? Tổ chức kênh phân phối là gì? Muốn nâng cao năng lực quản trị kênh phân phối thì học ở đâu? Hãy tìm hiểu tiếp.
Khóa học Giám đốc kênh phân phối tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
Với sự nghiên cứu, tìm hiểu trong nhiều năm. Của các chuyên gia kinh tế tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI. Khóa học Giám đốc kênh phân phối chuyên nghiệp của học viện. Là những tâm huyết trong nghề. Mà các chuyên gia muốn gửi gắm đến các nhà quản trị doanh nghiệp.
Khóa học Giám đốc kênh phân phối chuyên nghiệp. Với phương pháp đào tạo mang tính tư vấn, hướng dẫn, học viên có thể giải quyết ngay vấn đề bán hàng, kinh doanh của doanh nghiệp.
Khóa học giúp cho những nhà quản trị xây dựng hệ thống kênh phân phối bắt kịp xu thế thời đại 4.0. Với các doanh nghiệp đã có hệ thống kênh phân phối sẽ đánh giá được hiệu quả kênh phân phối của doanh nghiệp. Đồng thời xây dựng chiến lược kênh phân phối giúp tiếp thị thị trường một cách tốt nhất…
Tổng hợp
Trên đây là tổng hợp các thông tin về kênh phân phối, các loại hình kênh phân phối hiện nay. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn loại hình kênh phân phối cũng như cấu trúc kênh sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Ngoài ra hi vọng rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có những chiến lược, có những nhà quản trị kênh phân phối tài ba giúp thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ trường PTI tại HCM: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Địa chỉ trường PTI tại HN: Tầng 14, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/