Nghệ thuật bán lược cho sư – Bài học kinh điển trong kinh doanh

Kinh doanh thành hay bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều chiến lược trong marketing. Có rất nhiều chiến lược, chiến thuật được áp dụng trong kinh doanh. Để bán hàng hiệu quả một trong những chiến lược tiêu biểu là Nghệ thuật bán lược cho sư – Bạn đã từng nghe? Nghe qua chiến lược thì có vẻ là bất khả thi Vì sư thầy thì làm gì có tóc. Vậy làm cách nào để bán lược cho sư thầy? Cùng tìm hiểu nghệ thuật bán lược cho sư.

Câu chuyện và chiến lược bán lược cho sư

Bán lược cho sư là một câu chuyện có từ thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Của Thành Quân Ức, với tên tuổi một nhà triết gia nổi tiếng Khổng Tử.  Với trí thông minh, nghệ thuật nắm được thiên thời địa lợi nhân hòa. Cho đến ngày nay câu chuyện “ Bán lược cho sư” được áp dụng vào thực tiễn như một chiến thuật marketing trong kinh doanh hiệu quả bậc nhất.

Như Marketing Philip Kotler nói “Công ty tốt đáp ứng nhu cầu. Công ty lớn tạo ra nhu cầu cho thị trường”, hay Richard Branson có chiến dịch bay giá rẻ biến cái không thể thành có thể trên lĩnh vực hàng không. 

Câu chuyện và chiến lược bán lược cho sư
Câu chuyện và chiến lược bán lược cho sư

Dám nghĩ, dám làm, dám hành động và quyết đoán với ý tưởng táo bạo là một trong những ngụ ý trong kinh doanh của nghệ thuật “ bán lược cho sư”.

Việc bán lược cho sư nghe như một câu chuyện bông đùa nhưng cùng tìm hiểu đi sâu câu chuyện bạn sẽ thấy được ý nghĩa thực tiễn của nó trong kinh doanh.

Câu chuyện

Chuyện nói rằng ở một công ty A đưa ra thử thách cho các cá nhân ứng tuyển vào công ty với yêu cầu là mỗi người phải bán được 100 chiếc lược. Lúc đầu nghe câu chuyện ai cũng tự tin và cho rằng yêu cầu quá dễ dàng, tại sao ở một công ty lớn mà lại đưa ra yêu cầu giản đơn như vậy. Sau đó nhà tuyển dụng nói thêm với đối tượng khách hàng là những nhà sư. Mọi người tham gia ứng tuyển số đông cho rằng yêu cầu thật vớ vẩn và bông đùa, nhà sư làm gì có tóc, việc bán lược cho nhà sư là nhiệm vụ bất khả thi. Có khá nhiều ứng viên ra về và không muốn tham gia ứng tuyển. Duy chỉ có 3 thành viên ở lại.

Người đầu tiên

Người này có vẻ khá nhanh nhẹn cầm 100 chiếc lược anh ta đến thẳng một ngôi chùa gần công ty nhất. Anh ta xin gặp sư trụ trì và chào hàng, nhận được lời chào mua lược từ người bán hàng. Các vị sư và sư trụ trì trong chùa tỏ ra không hài lòng và cho rằng anh này giễu cợt nhà chùa, sau đó sư trụ trì mời anh ta ra khỏi chùa. 

Anh ta vẫn cố gắng năn nỉ, thương tình sư trụ trì mua cho 1 chiếc lược.

Người tiếp theo

Khác với người đầu tiên, anh này đầu tư công sức đến một ngôi chùa xa hơn và đông người qua lại hơn. Cả buổi leo núi đến gặp sự trụ trì với bộ dạng tóc tai rối bời và người mệt mỏi.

Anh ta nói với sư trụ trì rằng “ Kính bạch thầy. Ở chùa mình có nhiều nam thanh nữ tú, thiện nam tín nữ từ thập phương về lễ bái. Việc thành tâm leo núi thắp hương khấn phật nhưng gió thổi mạnh tóc tai không còn gọn gàng làm mất đi vẻ thành kính và trang nghiêm trước cửa phật. Tiện đây con có một số chiếc lược chất lượng cao, mẫu mã đẹp xin nhà chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để cho phật tử chư phương chải tóc gọn gàng, thành tâm dâng hương”. Và sau đó sư trụ trì mua ủng hộ giúp anh ta 10 chiếc lược.

Nghệ thuật bán lược cho sư
Nghệ thuật bán lược cho sư

Người cuối cùng

Với vẻ điềm tĩnh và chín chắn người bán hàng cuối cùng cầm theo 100 chiếc lược. Đến một ngôi chùa lớn nhất vùng, phật tử chúng sinh quanh năm về dâng hương bái phật. Anh ta xin phép được gặp sư trụ trì và nói rằng “ Kính bạch thầy, chùa ta là một ngôi chùa lớn nhất vùng. Hằng năm có biết bao lượt khách thập phương. Từ mọi miền tổ quốc về dâng hương kính phật. Lòng thành tâm như biển rộng bao la. Ai cũng đều mang một tâm thành kính phật. Một ngôi chùa lớn như chùa ta cũng nên có chút tặng phẩm làm quà lưu niệm. Cho phật tử muôn phương về chùa. Tiện con có mang theo 100 chiếc lược đẹp nhất của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin người hãy ban chữ lên chiếc lược. Để làm quà vật phẩm cho khách thập phương về chùa.

Nhà sư trụ trì nghe rất hài lòng bèn mua luôn 100 chiếc lược của người cuối cùng.

Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bán lược cho sư

Bán lược cho sư một câu chuyện tưởng ngắn. Mà mang nhiều ý nghĩa quan trọng đặc biệt lĩnh vực kinh doanh:

  • Trong kinh doanh việc tìm được khách hàng, đánh đúng trọng tâm. Và tìm hiểu tâm lý khách hàng bạn sẽ thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
  • Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của họ và biến từ những cái không trở thành có.
  • “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”- Chỉ những người không có tinh thần quyết tâm, thái độ cầu thị học hỏi. Thấy khó khăn đã vội dừng bước, mỗi một sự thành công đều là một quá trình gian nan và đầy thử thách. Vượt qua được thử thách chính là bạn đã chiến thắng bản thân.
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bán lược cho sư
Ý nghĩa và bài học rút ra từ câu chuyện bán lược cho sư
  • Đối với 3 nhân viên bán hàng cho ta được một bài học quý báu trong cuộc sống. Cũng như kinh doanh: Sự cần cù nhẫn nại kiểu bán hàng truyền thống mang lại thành quả của người thứ nhất, sự khéo léo, sáng tạo. Mang lại thành quả bán được 10 chiếc lược của người thứ 2. Thêm vào đó người thứ 3 là người nắm được tâm lý khách hàng. Ngoài sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm họ còn có đầu óc thông minh, năng lực quan sát và đầy tính sáng tạo.
  • Người thành công trong kinh doanh là người có lối đi riêng. Biến những cái tưởng chừng không thể mà thành có thể. Đặc biệt hơn nữa, khi nhìn nhận một sự vật hay một đối tượng khách hàng. Họ thường có cách nhìn đa chiều theo nhiều hướng. Tận tụy với khách hàng là chưa đủ. Mà cần phải có chiến lược phân tích, nhận định và đánh trúng tâm lý khách hàng.

>>>> Xem thêm: Chiến lược đại dương xanh là gì?

Đây là nghệ thuật marketing hay chiêu trò đa cấp?

Bán lược cho sư nghe thì có vẻ mơ hồ và không có thật. Nhưng trong thực tế kinh doanh nố chính là nghệ thuật marketing. Việc bán một sản phẩm ngoài việc phân tích đặc điểm nổi bật của sản phẩm cho đối tượng khách hàng là chưa đủ.

Hãy biến khách hàng thành những người tự tìm đến nhà bán hàng. Thông qua việc đánh trúng tâm lý khách hàng.

Sẽ không có một chiêu trò đa cấp nào khiến khách hàng mua. Và cảm thấy hài lòng với sản phẩm một cách tối đa. Sẵn sàng trở thành một trong những khách hàng trung thành của sản phẩm.

Thực tiễn cho thấy nghệ thuật “ bán lược cho sư” được coi là kim chỉ nam. Trên lĩnh vực marketing nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân nào áp dụng thành công.

Tổng kết

Bán lược cho sư hay bất kể một chiến lược kinh doanh nào. Nếu được áp dụng đúng thời điểm, đúng đối tượng. Sẽ mang lại doanh thu cũng như nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Sự phát triển của một doanh nghiệp ngoài việc có sản phẩm tốt thì các chiến lược trong kinh doanh và marketing cũng có vai trò quan trọng bậc nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ trên là hữu ích. Và đừng quên theo dõi Học viên doanh nhân PTI. Để có những bài học triết lý trong kinh doanh bạn nhé.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo