Trong kinh doanh, để tạo dựng được một thương hiệu có tiếng, có độ phủ và độ nhận diện cao đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Chính bởi lẽ đó, nhiều người đã chọn hình thức nhượng quyền thương hiệu để giải quyết vấn đề này. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Dưới đây là nội dung bài viết về vấn đề này. Hãy cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI đọc kỹ để có cái nhìn tổng quan hơn về chủ đề.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam là một hình thức kinh doanh rất phổ biến. Nhượng quyền thương hiệu cho phép một cá nhân, một tổ chức. Được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định hoặc cũng có thể là vô thời hạn. Người mua nhượng quyền phải thanh toán cho bên nhượng quyền. Một khoản chi phí hoặc phần trăm doanh thu theo đúng thỏa thuận.
Tài sản của bên nhượng quyền cung cấp bao gồm: chiến lược kinh doanh, công thức chế biến, nhãn hiệu dịch vụ,…
Tại sao nên nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh. Đem lại rất nhiều lợi ích cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền, cụ thể như:
- Tăng độ phủ và độ nhận diện thương hiệu: Khi nhượng quyền được với các nhiều đối tác, độ phủ của thương hiệu sẽ càng lớn. Định vị thương hiệu sẽ được rõ nét hơn
- Giảm thiểu rủi ro kinh doanh: Những thương hiệu khi áp dụng hình thức nhượng quyền. Luôn là những thương hiệu lớn, có tệp khách hàng tương đối ổn định. Bên nhận quyền sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để tạo dựng thị trường, giảm thiểu tối đa rủi ro kinh doanh
- Tăng nguồn vốn phát triển: Với những thương hiệu đang trên đà phát triển. Nhưng lại thiếu đi nguồn vốn thì việc tận dụng nguồn vốn nhượng quyền để đầu tư là vô cùng hợp lý.
- Hệ thống hóa quy trình: Tất cả các khâu từ setup cửa hàng, vận hành quản lý khi nhượng quyền thương hiệu. Sẽ được hệ thống hóa theo quy trình. Từ đó,cả hai bên đối tác có thể dễ dàng quản lý nắm bắt được tình hình của cửa hàng
- Được đào tạo bài bản: Bên nhận quyền sẽ được đào tạo một cách bài bản và chi tiết về các kiến thức chuyên ngành, quản lý kinh doanh.
5 hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến hiện nay
Nhượng quyền công việc
Đây là 1 trong 5 hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến nhất hiện nay. Hình thức này không yêu cầu quá cao về vốn đầu tư. Bên nhận quyền thường là một cá nhân bắt đầu kinh doanh, điều hành doanh nghiệp một mình. Họ sẽ phải mua một số trang thiết bị để phục vụ cho công việc của mình.
Một số dịch vụ thuộc nhóm nhượng quyền công việc phổ biến. Có thể kể đến như: đại lý vé máy bay, xe bán cà phê, vệ sinh sửa chữa điện lạnh,…
Nhượng quyền sản phẩm
Mối quan hệ giữa nhà sản xuất và đại lý phân phối sẽ được tạo dựng dựa trên hình thức nhượng quyền sản phẩm. Thương hiệu của bên nhượng quyền sẽ được sử dụng bởi bên nhận quyền. Với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cấp nhãn hiệu, tuy nhiên chỉ cung cấp một phần chứ không cung cấp tất cả,…
Hình thức nhượng quyền này chủ yếu được áp dụng ở những ngành hành lớn như ô tô, máy tính, xe máy, thiết bị gia dụng,…
Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Ở Việt Nam, mô hình nhượng quyền thương hiệu này cực kỳ phổ biến. Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu của mình. Khác với các hình thức nhượng quyền khác, với hình thức này. Bên nhận quyền sẽ được đầu tư, hướng dẫn cách vận hành doanh nghiệp. Được hướng dẫn tư vấn cách làm marketing. Bên nhượng quyền đã chuẩn bị và cung cấp sẵn một bản kế hoạch và quy trình chi tiết. Để thực hiện mọi hoạt động nhằm đem lại hiệu quả.
Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh chủ yếu được áp dụng trong ngành hàng F&B
Nhượng quyền đầu tư
Hình thức nhượng quyền đầu tư thường được áp dụng trong những ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn như bất động sản, khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn,…
Với hình thức nhượng quyền này, bên nhận quyền sẽ đầu tư, tham gia góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để có thể điều hành công việc kinh doanh, tạo ra lợi tức từ khoản đầu tư ban đầu. Sau khi thu hồi vốn, họ sẽ gia tăng tỷ lệ lợi nhuận lên.
Nhượng quyền chuyển đổi
Đây là hình thức nhượng quyền là bên nhượng sẽ chuyển đổi các cửa hàng tại một địa điểm vẫn đang hoạt động tốt cho bên nhận quyền. bên nhận quyền sẽ đầu tư vào việc kinh doanh và sẽ được tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý hoạt động kinh doanh. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền thương hiệu, quy trình kinh doanh và hỗ trợ kinh nghiệm để giúp bên nhận quyền đạt được thành công trong việc kinh doanh.
Hình thức này phù hợp với những tổ chức, doanh nghiệp đã có số lượng cửa hàng nhiều và họ muốn thương hiệu của mình có độ phủ rộng hơn nữa.
Phương pháp nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Với phương pháp nhượng quyền này, bên nhận quyền sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ trọn gói các hoạt động liên quan đến kinh doanh từ bộ nhận diện, công thức, dịch vụ, thiết kế, quy trình vận hành….
Bên nhận quyền thương hiệu sẽ phải thanh toán hai khoản chi phí là phí bản quyền liên tục và phí nhượng quyền ban đầu với thời hạn từ 5-30 năm. Bên nhượng quyền hoàn toàn có thể hỗ trợ các khoản đầu tư liên quan đến thiết kế, chi phí vật tư, marketing,…
Nhượng quyền không toàn diện
Phương pháp này chỉ được áp dụng trong phạm vị mà bên nhượng quyền cấp phép như: công thức sản phẩm, hình ảnh danh tiếng thương hiệu. Bên nhượng quyền cũng sẽ không can thiệp quá sâu vào công tác vận hành, quản lý của bên nhận quyền
Nhượng quyền có tham gia quản lý
Mô hình kinh doanh F&B thường áp dụng phương pháp nhượng quyền có tham gia quản lý. Với phương pháp này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp các tài nguyên như: hình thức kinh doanh tuyển dụng, đào tạo quản lý, vận hành địa điểm nhượng quyền. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu sẽ được đảm bảo.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Với phương pháp này, bên nhận quyền sẽ đầu tư góp vốn vào công ty nhượng quyền. Họ sẽ có quyền tham gia, can thiệp trực tiếp vào việc điều hành kinh doanh của bên nhượng quyền.
Các ngành nhượng quyền thương hiệu hot nhất tại Việt Nam
Những năm gần đây, tại thị trường Việt Nam. Mô hình nhượng quyền thương hiệu đang cực kỳ phát triển và được sử dụng phổ biến. Các ngành nhượng quyền thương hiệu hot nhất bao gồm:
- Lĩnh vực ăn uống
- Ngành hàng bán lẻ
- Ngành hàng thiết bị chăm sóc sức khỏe
- Ngành hàng làm đẹp, mỹ phẩm
- Ngành hàng thời trang
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến nhượng quyền thương hiệu là gì. Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu biết thêm về hình thức kinh doanh này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ trường PTI tại HCM: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Địa chỉ trường PTI tại HN: Tầng 14, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/