Vai trò của thương mại điện tử là gì? Cái nhìn tổng quan về thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một trong những hình thức kinh doanh không còn xa lạ với nhiều cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, toàn cầu hóa. Sự bùng nổ của công nghệ thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến với những sàn giao dịch buôn bán nổi tiếng thế giới. Vai trò của thương mại điện tử rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Hãy cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI khám phá ngay tại bài viết này nhé

Vai trò của thương mại điện tử

Hình thức thương mại điện tử ra đời từ khá lâu tuy nhiên chúng phát triển rầm rộ nhất vào năm 2019 trong đợt bùng phát của đại dịch covid-19. Thói quen tiêu dùng mua sắm trên nền tảng mạng xã hội đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển sâu rộng hơn. Có thể nói hình thức mua bán qua mạng xã hội là cầu nối rút ngắn khoảng cách và thời gian đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tận tay khách hàng. Vai trò của thương mại điện tử như thế nào. Tìm hiểu tiếp ngay sau đây.

Vai trò của thương mại điện tử

Đối với doanh nghiệp

Với doanh nghiệp thương mại điện tử ra đời có vai trò giải quyết các khó khăn. Trong việc xúc tiến thương mại sản phẩm trước những bế tắc của tình hình đại dịch. Không thể phủ nhận các vai trò như sau.

  • Giảm chi phí hoạt động: Nếu so sánh với các hình thức bán hàng kiểu truyền thống sẽ yêu cầu khoản chi phí vận hành, nhân công, chi phí thuê mặt bằng… Thay vì đó vai trò của thương mại điện tử ra đời giúp giảm bớt các chi phí trung gian. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể
  • Thu thập và quản lý thông tin khách hàng: Dữ liệu về khách hàng là cơ sở để doanh nghiệp có thể xúc tiến bán hàng. Hoạt động mua bán diễn ra trên nền tảng internet giúp doanh nghiệp dễ dàng lưu lại thông tin khách hàng, sở thích, hành vi mua sắm..
  • Tạo dựng cơ hội tiếp cận với khách hàng mới: So với các hình thức bán hàng trước đây. Doanh nghiệp cần bỏ ra rất nhiều chi phí cho hoạt động marketing để tiếp cận khách hàng mới. Thay vì đó hình thức thương mại điện tử ra đời nhà bán hàng dễ dàng thống kê so sánh được yêu cầu và mục đích tìm kiếm của lượng khách hàng mới.
  • Tối ưu hóa hoạt động bán hàng: Hoạt động thương mại điện tử giao dịch trên các nền tảng mạng xã hội. Kênh bán hàng không bị giới hạn thời gian bán hàng. Do vậy doanh nghiệp có thể tối ưu hóa thời gian bán hàng và đem về nguồn doanh số lớn.

Với người tiêu dùng

Vai trò của thương mại điện tử ra đời không chỉ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp. Mà còn đem lại những tiện ích ngay cả với người tiêu dùng.

  • Việc mua hàng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết: Khách hàng có thể chọn một hoặc nhiều sản phẩm mong muốn ở bất kể đơn vị phân phối nào. Không bị giới hạn bởi thời gian, thời tiết, sức khỏe…Các hình thức thanh toán cũng trở nên linh động.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí mua sắm: Mua sắm trên sàn thương mại điện tử chỉ bằng những thao tác đơn giản của click chuột, hay trên app. Bạn có thế mua sắm bất kể lúc nào. Mà không cần di chuyển đến tận cửa hàng. Hơn thế nữa cũng chính bởi việc không mất thêm chi phí thuê mặt bằng. Vận hành kinh doanh mà giá của các sản phẩm trên sàn thương mại điện tử thường được đánh giá mềm hơn so với mua sắm trực tiếp.
  • Đa dạng thông tin sản phẩm, dễ dàng lựa chọn: Trên sàn thương mại điện tử khách hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm sản phẩm. So sánh đối chiếu giá cả và đọc tất cả những thông tin về sản phẩm, chính sách bảo hành, hướng dẫn sử dụng

Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử

Vai trò của thương mại điện tử góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế toàn cầu. Bằng việc mở ra kỷ nguyên mới cho xu thế tiêu dùng thời đại công nghệ. Tuy nhiên hình thức mua bán E-commerce vẫn còn tồn tại những hạn chế bên cạnh những lợi ích như sau:

Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử

Lợi ích của thương mại điện tử

  • Tạo ra thị trường rộng lớn: Ngay cả cá nhân mua hàng hay nhà sản xuất kinh doanh. Đều có cơ hội tiếp xúc với nhau trên một thị trường rộng lớn với những cơ hội cạnh tranh buôn bán là như nhau.
  • Việc phân tích, theo dõi hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng. Đã trở nên dễ dàng hơn thông qua các ứng dụng SEO, PPC, quảng cáo. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược xúc tiến thương mại.
  • Chi phí thấp hơn ngay cả với việc thành lập một tổ chức bán hàng. Hay các chiến lược marketing đưa sản phẩm đến tay khách hàng cũng không đòi hỏi mất nhiều chi phí so với kiểu bán hàng truyền thống.
  • Tăng cường doanh số bán hàng thông qua việc tối ưu hoạt động bán hàng mọi thời điểm.
  • Việc tăng giảm quy mô bán hàng diễn ra đơn giản và nhanh chóng nhờ việc tăng số lượng sản phẩm.

Hạn chế của thương mại điện tử

Bất kể hình thức kinh doanh buôn bán nào cũng luôn tồn tại những điểm hạn chế riêng. Với thương mại điện tử cũng như vậy:

  • Thiếu liên lạc cá nhân: Nhiều người tiêu dùng họ vẫn giữ thói quen mua sắm trực tiếp, họ trải nghiệm, giao tiếp. Và tận mắt chứng kiến sản phẩm và tương tác với nhà bán hàng, để lại thông tin cá nhân. Đó là điều cần thiết với đơn vị bán hàng
  • Cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn: Sàn thương mại điện tử với sự tham gia của nhiều đơn vị bán hàng. Mỗi một đơn vị sẽ có những chiến lược riêng nhằm thu hút khách hàng. Bởi vậy sự cạnh tranh là khốc liệt hơn bao giờ hết
  • Cần có mạng internet: Đây cũng là một điểm hạn chế. Bởi không có mạng internet bạn sẽ không mua sắm và giao dịch được trên nền tảng thương mại điện tử
  • Tính bảo mật công nghệ thông tin: Từ việc gian lận thẻ tín dụng. Cho đến sự đánh cắp thông tin khách hàng của những hacker. Đã khiến người tiêu dùng cảm thấy dè chừng. Qua việc thanh toán trực tuyến và cung cấp thông tin cá nhân chính xác.
  • Sự phức tạp trong luật kinh doanh buôn bán trực tuyến:  Buôn bán diễn ra trên sàn thương mại điện tử không giới hạn phạm vi, vị trí địa lý. Bởi vậy các quy định về thuế, luật hải quan, kế toán… sẽ trở nên phức tạp hơn.

Tổng kết

Vai trò của thương mại điện tử ra đời thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Cá nhân khách hàng thuận lợi trong việc mua sắm. Tuy vậy trước những lợi ích và hạn chế của hoạt động bán hàng trên nền tảng internet. Đòi hỏi mỗi cá nhân, đơn vị sản xuất và kinh doanh cần nâng cao trình độ để bắt kịp với xu thế. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường rộng lớn. Tham gia ngay khóa học Thương mại điện tử tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI. Để có những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trên nền tảng thương mại điện tử bạn nhé.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

  • Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Điện thoại: 0363.38.31.38
  • Email  : dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
  • Website  : hocviendoanhnhanpti.edu.vn

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo