Xây dựng văn hóa là một trong những tiêu chí không thể thiếu đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Điều này còn ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của khách hàng dành cho sản phẩm/dịch vụ của bạn trên thị trường. Vây văn hóa doanh nghiệp là gì? Các yếu tố để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp vững mạnh? Trong bài viết này, hãy cùng PTI tìm hiểu từ A-Z những thông tin về văn hóa doanh nghiệp một cách chi tiết.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là bao gồm niềm tin, giá trị, thái độ, cách mà doanh nghiệp tạo ra và xây dựng trong tâm trí mọi người. Hiểu theo cách đơn giản thì văn hóa doanh nghiệp chính là tấm áo bao phủ bên ngoài công ty. Điều này được nhìn nhận thông qua hành vi, ứng xử của nhân viên. Đi cùng với đó là những thói quen, đời sống tinh thần hằng ngày trong quá trình doanh nghiệp hình thành và phát triển.
Văn hóa doanh nghiệp mạnh là gì? Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nguyên tắc và chuẩn mực văn hóa riêng biệt. Đối với những doanh nghiệp lớn, văn hóa này sẽ được xây dựng theo các thứ bậc khác nhau. Những cấp bậc càng cao thì càng có nhiều quy định khắt khe để làm gương và gắn kết tập thể của mình.
Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Hạn chế xung đột nội bộ
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để làm gì? Có thể thấy việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đó là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển bền vững đối của một tập thể, một doanh nghiệp hiện nay. Văn hóa doanh nghiệp sẽ được trình bày và mô tả cụ thể trong thời gian phỏng vấn hoặc training của các ứng viên. Một doanh nghiệp có nguyên tắc, văn hóa làm việc chuyên nghiệp rõ ràng. Sẽ hạn chế được trường hợp xung đột, bất đồng các vấn đề về lợi ích, cư xử trong công việc với nhau.
Điều phối và kiểm soát chặt chẽ hơn
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì? Thông qua việc xây dựng văn hóa, doanh nghiệp sẽ dễ dàng kiểm soát điều phối hoạt động của nhân viên từ các thủ tục, quy trình sẵn có. Hiệu suất và cách hoạt động làm việc được nắm bắt và thống kế một cách cụ thể. Đối với những vấn đề mang tính phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp thu hẹp những phạm vi thực hiện. Từ đó, các lựa chọn đưa ra được đúng đắn và chuẩn mực hơn.
Tạo động lực để làm việc
Một doanh nghiệp tạo cho mình văn hóa làm việc chuyên nghiệp, công bằng sẽ làm tiền đề và động lực để nhân viên làm việc và nỗ lực hơn. Từ văn hóa đó, họ có thể nhìn nhận rõ những định hướng, mục tiêu cụ thể. Luôn không ngừng cố gắng vì lợi ích cá nhân và lợi ích chung của công ty mình. Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn là sợi dây liên kết các nhân viên lại với nhau. Tạo điều kiện để họ phát huy được tính đồng đội, đoàn kết đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Xây dựng lợi thế cạnh tranh
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp mạnh ngoài cơ sở vật chất, thì con người là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu. Do đó, đội ngũ nhân viên giàu mạnh là một lợi thế cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, với cách thức làm việc chuyên nghiệp, các khâu điều phối kiểm soát chặt chẽ. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thống kê được hiệu suất và tạo nên sự khác biệt riêng cho mình.
Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp
Tầm nhìn
Điều đầu tiên không thể thiếu trong văn hóa của một doanh nghiệp chính là tầm nhìn, mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Yếu tố này được hình thành thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện được các chiến lược và tìm ra cách để thực hiện chúng hiệu quả. Nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng việc xây dựng một tầm nhìn đúng đắn, vững chắc là điều khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng điều thực hiện được.
Giá trị cốt lõi
Giá trị cốt lõi được hiểu ở đây chính là cách để hướng đến những hành động, hành vi hay tư duy của doanh nghiệp. Từ tầm nhìn đặt ra, những giá trị này sẽ là phương tiện để thực hiện chúng một cách thiết thực nhất. giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào lĩnh vực, môi trường và cách và doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng của mình.
Thực tiễn
Đây là điều quan trọng để nói lên văn hóa của một doanh nghiệp. Những yếu tố về giá trị hay tầm nhìn chỉ mang tính lý thuyết nếu chúng không được đưa vào thực tiễn. Các tiêu chí về đánh giá hay điều kiện để thăng chức nhân viên. Thực tiễn của doanh nghiệp, năng lực nhân viên hay cơ sở vật chất, kỹ thuật. Tất tả chính là yếu tố quan trọng khi nhìn nhận về văn hóa mà doanh nghiệp đó hướng đến.
Con người
Khi nói về văn hóa doanh nghiệp thì “con người” là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Chúng được thể hiện qua thái độ, hành vi cách mà họ thể hiện với lãnh đạo, với đồng nghiệp thậm chí là khách hàng của mình. Văn hóa này còn được thấy thông qua năng lực và sự thăng tiến trong công việc của họ.
Môi trường làm việc “mở”
Kiến thức và cách định hình doanh nghiệp nghiệp cũng là một phần tạo nên môi trường làm việc cho những thành viên trong công ty. Đối với nhiều lĩnh vực, kiến thức mở sẽ tạo nên sự gắn kết và năng động hơn cho doanh nghiệp.
Sức mạnh trong câu chuyện
Câu chuyện về quá trình hình thành, phát triển cũng như bài học về sự đứng lên từ những lần thất bại của công ty. Điều này được xem là di sản, nét độc đáo mà mỗi doanh nghiệp từng trải qua. Văn hóa doanh nghiệp càng trở nên lôi cuốn, thu hút nhớ vào những câu chuyện. Phía sau những nỗ lực, cố gắng mà doanh nghiệp xây dựng từng ngày để có được.
Giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp
Ý nghĩa văn hóa doanh nghiệp luôn là tiền đề và động lực. Để mỗi doanh nghiệp hoàn thiện và ngày càng phát triển. Giá trị cốt lõi chính là các biểu hiện trong văn hóa doanh nghiệp. Từ những quy định, chuyên tắc chuẩn mực. Chúng là thước đo cho những hành vi mà nhân viên thực hiện.
Giá trị cốt lõi sẽ được phản ánh từ những gì mà doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên đang thực hiện hướng đến lợi ích chung. Cũng như ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp, giá trị cốt lõi. Sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định từ nền tảng cốt lõi của mình. Từ đó, giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt và hình ảnh riêng trong mắt khách hàng. Đó là lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa doanh nghiệp. Cũng như văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì. Nếu bạn có những thắc mắc hay khó khăn trong việc tìm kiếm các khóa học khóa học về quản trị doanh nghiệp chất lượng. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn tận tình.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ trường PTI tại HCM: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Địa chỉ trường PTI tại HN: Tầng 14, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/