Chiến lược kinh doanh là gì? Nguyên tắc và cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Chiến lược kinh doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp. Vậy bạn có thắc mắc chiến lược kinh doanh là gì? Chúng đóng vai trò cụ thể như thế nào đối với một doanh nghiệp. Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây!

Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh được xem là nghệ thuật điều phối, kết hợp các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp đề ra. Quản trị chiến lược kinh doanh là gì? Khi chiến lược kinh doanh được quản trị thành công thể hiện được sức mạnh của doanh nghiệp. Bao gồm các nguồn lực mà doanh nghiệp đó có thể huy động. Cũng như cơ hội, điểm yếu, rủi ro mà họ phải đối mặt.

Hay có thể hiểu một cách đơn giản, chiến lược kinh doanh là một nội dung nhất định, tổng quát trong bản kế hoạch, hoạch định chiến lược theo một trình tự. Trong đó, bao gồm các chuỗi phương pháp, cách thức hoạt động và quá trình kinh doanh xuyên suốt trong thời gian dài hạn.

Chiến lược kinh doanh là gì

Có thể bạn chưa biết? Đây là một thuật ngữ khái niệm thuộc khoa học chiến lược. Cụ thể nhằm để ám chỉ các chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh. Nên nói về bản chất thì chiến lược này không có quá nhiều sự khác biệt so với những khái niệm cơ bản của chiến lược.

Chiến lược kinh doanh tiếng anh là gì? Business strategy là chiến lược kinh doanh được gọi trong tiếng anh.

Qua thông tin được chia sẻ ở phần này, bạn đã phần nào nắm khái quát được chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Trong những nội dung tiếp theo vấn đề sẽ càng được làm rõ.

Một số chiến lược kinh doanh cơ bản?

Giải pháp chiến lược kinh doanh là gì? Một số chiến lược kinh doanh được áp dụng ở quy mô toàn cầu và được chứng thực sự hiệu quả. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết chiến lược kinh doanh toàn cầu là gì và thông tin cụ thể?

Chiến lược thông dụng

Đây là chiến lược liên quan trực tiếp đến cách mà một mục tiêu cụ thể đạt được như thế nào. Nên chiến lược này rất quan tâm đến mối quan hệ giữa mục đích và phương tiện để thực hiện được chiến lược. Ngoài ra, còn là vấn đề giữa kết quả và nguồn tài nguyên phải sử dụng để hoàn thành mục tiêu.

Chiến lược thông dụng sẽ liên quan đến cách mà bạn triển khai, phân bổ tài nguyên theo ý muốn.

Chiến lược doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh

Đối với hoạch định chiến lược kinh doanh là gì? Doanh nghiệp sẽ xác định doanh nghiệp đó sẽ hoạt động tại phân khúc thị trường nào, những mô hình kinh doanh ra sao.

Còn về chiến lược kinh doanh sẽ xác định được các giá trị cốt lõi được sử dụng để cạnh tranh với đối thủ.

Chiến lược doanh nghiệp đơn thuần sẽ quyết định đến vấn đề liên quan tới chiến lược, tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai. Còn chiến lược cạnh tranh là sự tổng hợp về điểm yếu, điểm mạnh, khả năng của doanh nghiệp khi đem so sánh với các đối thủ trực tiếp có cùng ngành.

Các chiến lược kinh doanh cơ bản

Chiến lược cạnh tranh bị tác động bởi 5 yếu tố chính theo Michael Porter – giáo sư đến từ trường đại học Harvard:

  • Mối đe dọa đến từ sản phẩm và các dịch vụ thay thế
  • Mối đe dọa đến từ đối thủ mới gia nhập thị trường
  • Sức mạnh của các nhà cung cấp
  • Sức mạnh của người mua hàng
  • Và cuối cùng là sự tranh giành thị phần giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường.

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Đây có thể giải thích là chiến lược tập trung mọi nỗ lực. Sử dụng mọi cơ hội để phát triển sản phẩm đang có mặt trên thị trường. Bằng cách tăng cường chuyên môn hóa và mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận và doanh số.

Chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược này nhằm tìm kiếm sự tăng trưởng thị phần bằng cách mở rộng sự tham gia của các sản phẩm đang có mặt tại những khu vực khách hàng mới, khách hàng mục tiêu.

Với mục tiêu tìm kiếm những cơ hội mở rộng thị trường mới. Hơn nữa tiếp tục gia tăng quy mô sản xuất và thu hút những khách hàng chưa sử dụng lần nào.

Nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải có hệ thống kênh phân phối thật sự hiệu quả. Đồng thời có khả năng thâm nhập thị trường bằng vốn và nguồn nhân lực. Để từ đó khiến khách hàng đang có sự chuyển hướng về sở thích và sự đánh giá dành cho thương hiệu đó.

Chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển và tăng trưởng dựa trên cơ sở phát triển các loại sản phẩm mới. Với mục đích cải tiến các sản phẩm hiện có để khai thác mạnh mẽ, hiệu quả hơn thị trường mà doanh nghiệp hiện có. Đòi hỏi phải có những chi phí thỏa đáng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Bên cạnh những chiến lược kể trên, chúng ta vẫn còn các chiến lược điển hình như: Chiến lược hội nhập phía trên, chiến lược hội nhập phía dưới, chiến lược phát triển đa dạng hóa và nhiều chiến lược khác nữa.

Bạn quan tâm: Học CEO

Đặc điểm của chiến lược kinh doanh?

Một số đặc trưng cơ bản của chiến lược kinh doanh cần chú ý:

  • Chiến lược kinh doanh sẽ phản ánh một cách đầy đủ quá trình liên tục từ xây dựng cho đến tổ chức thực hiện. Từ đó đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh được chiến lược sao cho phù hợp và đạt được mục tiêu như mong muốn.
  • Chiến lược kinh doanh sẽ đưa lên những mục tiêu từ đó xác định phương hướng kinh doanh để đạt được mục tiêu đó. Tính định hướng này nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ phát triển một cách bền vững cho dù thị trường có nhiều biến động.
  • Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp được xây dựng dựa trên các cơ sở, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Đảm bảo huy động được hết mức, tối đa khai thác và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý nhất. Nhằm nắm bắt và chiếm giữ ưu thế trong cạnh tranh.
  • Một đặc điểm nổi bật của chiến lược kinh doanh. Mọi quyết định chiến lược có phần quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức thực hiện, đánh giá. Từ đó điều chỉnh đều tập trung và thông qua nhóm quản trị viên cao cấp nhất của doanh nghiệp. Để nhằm đảm bảo được chuẩn xác các quyết định hướng đến mục tiêu dài hạn. Hơn nữa là tính bảo mật thông tin cạnh tranh.

Chiến lược kinh doanh có vai trò gì?

Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì? Các chiến lược kinh doanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Chi tiết như sau:

  • Chiến lược đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp định được hướng đi dài hạn. Đây là cơ sở vô cùng vững chắc cho việc triển khai các hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ. Nếu không có chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không có sự rõ ràng và nhất quán trong từng hành động.
  • Chiến lược góp phần giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng được các cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, giúp doanh nghiệp có các biện pháp đối phó với các nguy cơ và mối đe dọa trên thị trường với các đối thủ cạnh tranh khác.
  • Nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng nguồn lực, khẳng định vị thế của doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp phát triển bền vững, liên tục trong tương lai.
  • Đưa ra các cơ sở vững chắc giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn khi biến động từ thị trường xảy ra.

Các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Khi đã nắm được chiến lược kinh doanh là gì? Muốn xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công cần trải qua các bước cụ thể như sau:

  • Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
  • Đánh giá vị trí hiện tại của doanh nghiệp trên thị trường
  • Đưa ra chiến lược về sản phẩm cụ thể
  • Đánh giá và kiểm tra chiến lược một cách chi tiết. Từ đó áp dụng chiến lược vào doanh nghiệp.

Các bước để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh có thể đề cập đến:

  • Mục tiêu của chiến lược như ngọn đèn soi sáng. Nếu không xác định đúng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ đi sai phương hướng.
  • Phạm vi của chiến lược
  • Giá trị khách hàng nhận được và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?
  • Hệ thống các hoạt động của chiến lược kinh doanh

Kết luận

Chiến lược kinh doanh là gì và những vấn đề liên quan là nội dung được phổ quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây bạn sẽ có cái nhìn phổ quát về vai trò cũng như cách xây dựng một chiến lược kinh doanh thành công! Bạn cũng có thể xem thêm nhiều ví dụ về chiến lược kinh doanh sẽ giúp ích cho bạn hơn. Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo