Thương mại điện tử đang thực sự bùng nổ và mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ cạnh tranh ở thị trường ngách. Đồng thời, tăng trưởng doanh thu cho các ông lớn tại Việt Nam hiện nay. Để biết thêm chi tiết cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI tìm hiểu thực trạng thương mại điện tử ở VIệt Nam chi tiết như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay có tên gọi tiếng anh là E-Commerce . Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến bằng cách sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin kết nối internet. Để thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán trực tuyến.
Hiện nay, thương mại điện tử trở thành xu hướng của thời đại toàn cầu hóa. Lĩnh vực này đầy tiềm năng đối với các startup. Vừa dễ dàng sinh lợi và phát triển. Đây là cơ hội tốt cho những ai muốn khởi nghiệp với mô hình kinh doanh mới nhưng ngân sách bị hạn chế.
Mô hình này được xem là một trong những giải pháp hỗ trợ thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia. Điển hình một số sàn thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam như Tiki, Lazada, Adayroi. Thế giới Amazon, Alibaba, Ebay.
Tổng hợp thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
Theo như đánh giá của VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam). Từ năm 2016 thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam bước sang giai đoạn với nét nổi bật tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Vào năm 2019, thị trường thương mại điện tử đã chứng kiến sự ra đi của những tên tuổi như Lotte.vn, Adayroi. Nhưng vẫn giữ nguyên sức hút và không làm lĩnh vực này bị kém đi.
Theo E-Conomy SEA 2019 do Temasek và Google công bố. Thì quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 5 tỷ USD tốc độ tăng trưởng đạt đến 81%. Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 tại Đông Nam Á lúc bấy giờ và chỉ đứng sau Indonesia.
Thực trạng thương mại điện tử vào năm 2022
Vào năm 2022, bộ Công Thương cho biết, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam tăng trưởng đến 20% so với năm 2021. Đạt đến 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa cả nước.
Vào năm 2022, thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam trở thành kênh phân phối quan trọng. Cục thương mại điện tử và kinh tế số hay còn biết đến là bộ công thương cho biết. Vào năm 2022, công tác thương mại điện tử đã đạt được rất nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, đối với công tác quản lý hoạt động trong năm. Cục đã tiếp nhận hồ sơ và tư vấn, hỗ trợ đến 7.893 doanh nghiệp, tổ chức và đến 2.609 cá nhân đăng ký tài khoản. Thực hiện các thông báo cho 10.146 website thương mại điện tử và 660 website cung cấp dịch vụ TMĐT.
Mục tiêu trong năm 2022
Với mục tiêu củng cố được niềm tin cho người tiêu dùng trong các hoạt động mua sắm trực tuyến. Bảo vệ được các thương nhân, kinh doanh lành mạnh. Thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển. Cục đã rà soát và yêu cầu công ty, tổ chức hoạt động thương mại điện tử gỡ bỏ. Hoặc khóa đến 1.663 gian hàng cùng 6.437 sản phẩm bị vi phạm. Chặn đến 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng TMĐT. Để kinh doanh các hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Cho đến năm 2022, cục đã tăng trưởng việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt thị trường. Đẩy mạnh các xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt qua nền tảng thương mại điện tử quốc tế. Kết nối với các doanh nghiệp trong các khối Đông Nam Á.
Thực trạng thương mại điện tử ở việt nam vào năm 2024
Năm 2024, thì hoạt động TMĐT tiếp tục phát triển bùng nổ. Do vậy mà bộ Công Thương tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra phối hợp với tổ chức thanh tra. Kiểm tra trách nhiệm của các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội, xử lý các hành vi bị vi phạm. Trong tương lai, thương mại điện tử còn phát triển đến vô hạn. Cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI tìm hiểu chi tiết các nội dung tác động đến thương mại điện tử ngay trong nội dung tiếp theo nhé!
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thương mại điện tử
Thương mại điện tử ngày nay đã xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhưng với thời buổi khủng hoảng kinh tế hiện nay. TMĐT đang đối mặt với những thắc thức liên quan đến lòng tin của người tiêu dùng với các mặt hàng được bán trên sàn. Cũng như phương thức thanh toán giao hàng, thanh toán, bảo mật thông tin.
Đồng thời, nguồn lực sản xuất dài hạn cũng là một trong những rào cản đối với ngành thương mại điện tử ở Việt Nam. Với mục đích, có các nhu cầu liên tục được đưa ra các quy trình quản lý kho. Marketing, xây dựng thương hiệu, thanh toán và vận chuyển.
Cùng với đó thì hiện nay có thể thấy các doanh nghiệp với quy mô nhỏ. Vừa không có khả năng cạnh tranh lâu dài cùng các gã khổng lồ thương mại điện tử trên thị trường. Và trên thị trường xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị nuốt chửng. Ví dụ như các ông lớn quốc tế như JD.com, Alibaba, Amazon tạo ra các khoảng cách rất lớn. Để các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó để vượt qua được.
>>>>Xem thêm: Khóa học thương mại điện tử
Thực trạng ngành thương mại điện tử tại các trường
Trong vài năm trở lại đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế. Bởi có đa dạng các mô hình hoạt động, đối tượng tham gia, ứng dụng của các công nghệ hiện đại.
Theo như số liệu thống kê thì cả nước hiện có đến 36 trường đào tạo thương mại điện tử ở trình độ đại học. Ở miền Bắc có 14 trường, miền Trung có 5 trường, 17 trường ở miền Nam. Không chỉ đào tạo riêng phương pháp truyền thống mà một số trường áp dụng đào tạo online từ xa.
Khóa học thương mại điện tử hướng đến mục đích:
- Tạo lập tài khoản, gian hàng và cách trưng bày sản phẩm lên các sàn như (Tiki, Shopee, Sendo, Lazada).
- Nắm rõ được cách thức bán hàng trên sàn thương mại điện tử: chốt đơn hàng, thanh toán, giao hàng, tham gia vào các chiến dịch quảng cáo.
- Phối hợp với các kênh tiếp thị khác hỗ trợ tiếp cận đến gian hàng của học viên (shop bán hàng).
- Hướng cho học viên cách quản lý tổng quát như chọn chiến lược, lên được kế hoạch và tổ chức đội ngũ.
Nội dung phía trên đã phần nào tổng quát về thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua đây bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về tác động của sàn thương mại điện tử đến quá trình kinh doanh. Để biết thêm chi tiết, trực tiếp liên hệ Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI để được tư vấn nhé!
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email : dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website : hocviendoanhnhanpti.edu.vn