Báo cáo tài chính gồm những gì? Báo cáo tài chính từ A-Z cho nhà đầu tư mới

Báo cáo tài chính gồm những gì? Báo cáo tài chính là gì? Báo cáo tài chính có tác dụng gì? Cách thức lập báo cáo tài chính ra sao? Tìm hiểu ngay nội dung ở bài viết sau đây.

Báo cáo tài chính là gì?

Dựa theo khoản 1 điều 3 luật kế toán năm 2015 quy định rằng Báo cáo tài chính ( BCTC) là hệ thống các thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Được trình bày theo một biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính là gì?

BCTC là thành phần không thể thiếu ở bất kể một doanh nghiệp nào được thành lập và hoạt động tuân theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính một cách chính xác. Chính xác và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán, thống kê.

Báo cáo tài chính gồm những gì?

Để lập được báo cáo tài chính chuẩn chính xác theo quy định và biểu mẫu của nhà nước. Thì trước tiên một kế toán viên cần nắm được các loại báo cáo cần thiết để lập BCTC như sau:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đây là hình thức báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua báo cáo đó bạn có thể biết được rằng tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức diễn biến ra sao ở một giai đoạn cụ thể từng tháng/ quý/ năm.

Báo cáo hoạt động kinh doanh mang tính chất độc lập và giúp doanh nghiệp nhận thấy kết quả kinh doanh là lỗ hay lãi. Các con số về lợi nhuận sẽ được biểu đạt từ doanh thu, thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Là một trong những loại báo cáo được sử dụng để mô tả dòng tiền của doanh nghiệp ra sao trong một chu kỳ, một khoảng thời gian nhất định.

Dòng tiền luân chuyển ở một tổ chức thông qua các hoạt động như sau:

  • Dòng tiền từ hoạt động buôn bán kinh doanh
  • Dòng tiền từ các nguồn hoạt động đầu tư
  • Dòng tiền từ hoạt động tài chính khác
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu Báo cáo này được dùng để mô tả sự thay đổi của vốn chủ sở hữu theo một chu kỳ nhất định theo một cách ngắn gọn và cụ thể nhất.

Theo đó vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm ở trong các trường hợp như sau: Tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần được tăng trong kỳ

Giảm phát sinh do chủ sở hữu rút vốn hoặc những thua lỗ trong kỳ.

Bảng cân đối kế toán Có thể nói rằng đây là một trong những loại báo cáo quan trọng cấu thành lên BCTC.

Một bảng cân đối kế toán sẽ gồm có 2 phần như sau:

  • Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh cho đến cuối kỳ hạch toán
  • Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản vào thời điểm cuối kỳ kế toán

Nguyên tắc và yêu cầu khi lập báo cáo tài chính

Để một bản BCTC đúng quy định, chuẩn mẫu do pháp luật đề ra thì cần tuân thủ theo các nguyên tắc và yêu cầu như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC, 7 nguyên tắc. Yêu cầu lập báo cáo tài chính bất kể doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý như sau:

Báo cáo tài chính gồm những gì?
Báo cáo tài chính gồm những gì?

Tuân theo chuẩn mực

Chuẩn mực của BCTC dựa theo các quy định của kế toán. Theo đó khi trình bày một BCTC bạn cần nắm được các nguyên tắc như sau:

  • Đảm bảo tính hoạt động liên tục theo đó doanh nghiệp cần đánh giá được tính hoạt động liên tục. Và trong tương lai gần doanh nghiệp vẫn sẽ hoạt động liên tục.
  • Những dự đoán tối thiểu của một doanh nghiệp trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ khi kết thúc niên độ kế toán

Theo cơ sở dồn tích

Doanh nghiệp lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền.

+ Các giao dịch được ghi nhận vào thời điểm phát sinh sẽ không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiề. Được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan.

+ Chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

Theo tính nhất quán

Cách trình bày, phân loại khoản mục trong BCTC cần có sự nhất quán. Ngoại trừ các phát sinh do thay đổi về bản chất của các hoạt động doanh nghiệp. Hoặc khi cần thiết phải thay đổi trình bày các giao dịch và sự kiện cho hợp lý hơn; hoặc những chuẩn mực kế toán.

Tính trọng yếu

Tính trọng yếu của một BCTC được thể hiện qua các khoản mục quan trọng sẽ được trình bày một cách riêng biệt.

Tính bù trừ

Theo đó doanh nghiệp cần trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC, không được tự ý bù trừ( trừ khi các chuẩn mực kế toán khác cho phép bù trừ)

Tôn trọng bản chất hơn hình thức

BCTC cần được phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn so với các hình thức pháp lý của sự kiện, giao dịch đó.

Tính xác thực

Theo nguyên tắc lập BCTC thì tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi tài sản . Nợ phải trả không thấp hơn nghĩa vụ thanh toán.

Phân loại tài sản và nợ phải trả

Các khoản mục tài sản và nợ phải trả cần trình bày rõ ràng chia thành các mốc từ ngắn hạn và dài hạn.

Trình bày rõ ràng

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày một cách riêng biệt rõ ràng và nhất quán.

Tính phù hợp và thận trọng

Theo đó các khoản như doanh thu, chi phí, thu nhập cần được trình bày trên BCTC dựa theo nguyên tắc của sự phù hợp và thận trọng.

Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính

Để có được BCTC theo quy chuẩn mẫu đề ra đòi hỏi kế toán viên phải nắm vững các nghiệp vụ kế toán. Thông thường một BCTC được thành lập qua các bước cơ bản sau. Cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI xem qua :

Hướng dẫn quy trình lập báo cáo tài chính

Bước 1: Sắp xếp chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán cần được sắp xếp một cách khoa học, tỉ mỉ theo trình tự thời gian. Có như vậy thì việc kê khai, kiểm tra báo cáo mới dễ dàng.

Bước 2: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Đây là việc làm bắt buộc nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường gồm phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi hay giấy báo nợ…

Bước 3: Phân loại nghiệp vụ phát sinh theo tháng/ quý

Nghiệp vụ phát sinh thường bao gồm: Chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, chi phí khấu hao…Cần được phân loại một cách rõ ràng để giúp kê khai báo cáo chuẩn chính xác.

Bước 4: Rà soát, tổng hợp nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản

Đây là một trong bước không thể bỏ qua để tổng hợp thông tin và kê khai một cách chính xác. Các nhóm tài khoản thường được phân loại như sau:

  • Hàng tồn kho
  • Công nợ phải trả, phải thu
  • Các khoản đầu tư
  • Các khoản chi phí trả trước
  • Tài sản cố định
  • Doanh thu
  • Chi phí quản lý
  • Giá vốn

Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp, kết chuyển doanh thu

Công việc trong bảng cân đối kế toán cần làm đó là kết chuyển doanh thu, chi phí, lỗ lãi để đảm bảo không có số dư ở cuối kỳ.

Bước 6: Lên Báo cáo tài chính

Lên báo cáo tài chính là công việc cuối cùng cần thực hiện. Bạn có thể lên báo cáo tài chính theo hướng dẫn quy định cụ thể ở Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC:

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC: áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực, loại hình, hay mọi thành phần kinh tế mà không xét đến quy mô doanh nghiệp.

Sử dụng các phần mềm kế toán hỗ trợ kê khai là cách nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Nhằm mang lại hiệu quả và tính chính xác khi lập BCTC.

Kết luận

Báo cáo tài chính gồm những gì ? Chắc hẳn bạn đã nắm rõ.  Để doanh nghiệp hoạt động thì việc thiết lập BCTC là điều bắt buộc. Kế toán viên lập BCTC còn nhà quản lý sẽ là người giám sát, kiểm duyệt. Để nâng cao năng lực giám sát quản lý các vấn đề về tài chính ở doanh nghiệp hãy tham gia khóa học Giám đốc tài chính tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI ngay hôm nay.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo