Trong sản xuất kinh doanh, hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn hướng tới sự phát triển bền vững. Để đạt được chỗ đứng trên thị trường và vị thế quan trọng trên thương trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản trị phải có những mô hình, những chiến lược đúng đắn về mọi mặt ở doanh nghiệp. Một trong những mô hình được áp dụng nhiều trong thực tiễn doanh nghiệp đó là BSC. Vậy BSC là gì? Hiểu được BSC và vận dụng nó vào doanh nghiệp để mang lại nhiều lợi ích. Cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI khám phá ngay bạn nhé.
BSC là gì?
BSC là viết tắt của từ gì? Trong tiếng anh BSC được viết tắt của từ Balanced scorecard.
- Balanced có nghĩa là thế cân bằng, scorecard được hiểu là bảng điểm.
- Balanced scorecard hay còn gọi là thẻ điểm cân bằng.
Mô hình BSC được ra đời từ thập niên 90 bởi hai giáo sư trường Đại học Harvard đó là Kaplan và Norton khi họ nhận thấy việc dựa trên chỉ số tài chính để nhận định doanh nghiệp là một phán đoán sai lầm, không bám sát thực tiễn.
Thẻ điểm cân bằng BSC là gì? đó chính là mô hình mà hai giáo sư chỉ ra cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phải trải qua bốn khía cạnh: Tài chính, khách hàng, quy trình doanh nghiệp và học tập phát triển.
Thuật ngữ BSC là gì? chắc hẳn các bạn đã hình dung được phần nào và nó ra đời từ thực tế kết quả nghiên cứu của hai giáo sư. Chi tiết cùng tìm hiểu tiếp.
Mô hình BSC gồm những gì?
Mạng BSC là gì? Chắc chắn là một câu hỏi được nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm và cùng tìm hiểu. Thực tế 4 yếu tố, 4 thước đo của một doanh nghiệp trong mô hình BSC xây dựng nó có mối quan hệ mật thiết và gắn bó, chịu tác động ảnh hưởng lẫn nhau. Sự tác động ảnh hưởng đó dựa trên các thước đo sau.
Thước đo về tài chính
Các yếu tố liên quan đến tài chính của một doanh nghiệp bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí cố định, khấu hao tài sản, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trưởng, chi phí đầu tư, doanh thu…Thước đo về tài chính thể hiện qua chỉ số đo lường của tất cả các yếu tố trên.
Tài chính là mặt nổi của một doanh nghiệp, doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, tài chính tốt thì sẽ có đưa ra những quyết sách, chiến lược mạnh dạn trong đầu tư. Tuy nhiên để đo lường hiệu quả hoạt động lâu bền của một doanh nghiệp không đơn thuần chỉ dựa vào các chỉ số, thước đo về tài chính.
Thước đo khách hàng
Khách hàng chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp.
Khách hàng mang lại nguồn doanh thu, sự ổn định về mặt tài chính cho doanh nghiệp.
Thước đo sự hài lòng của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có được vị thế trên thương trường, đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Một doanh nghiệp thường xuyên bị khách hàng phàn nàn. Các khiếu nại về sản phẩm, dịch vụ cho đến chính sách. Tỷ lệ khách hàng khiếu nại, phàn nàn luôn cao hơn mức độ hài lòng. Thì bắt buộc doanh nghiệp cần phải có sự điều chỉnh chiến lược kinh doanh. Chiến lược chăm sóc khách hàng và phải nắm bắt, hiểu được tâm lý khách hàng.
Quy trình nội bộ doanh nghiệp
Nội bộ doanh nghiệp có chỉ số thước đo cao chứng tỏ doanh nghiệp đang có tiềm lực nhân sự tốt. Một doanh nghiệp đang trên đà phát triển được thể hiện qua thước đo về % nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, tỷ lệ nhân viên rời bỏ doanh nghiệp hay chỉ số đánh giá môi trường làm việc có tốt không?
Khi bạn có quy trình nội bộ tốt thì việc nhân viên cống hiến, tạo năng suất lao động cao từ đó việc đưa ra quyết sách cho chiến lược phát triển doanh nghiệp đúng mục tiêu, dễ thực hiện.
Thước đo về sự học tập và phát triển
Một doanh nghiệp trẻ, khoẻ đang đà phát triển thì cũng cần có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao.
Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là việc làm thiết thực góp phần cân bằng chỉ số BSC.
Các khóa học tại doanh nghiệp, hay các khoá học đào tạo đội ngũ nhân viên từ cấp quản lý đến nhân viên, chuyên viên tạo nền tảng xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao.
Việc xây dựng các khóa học ngắn hạn, dài hạn cho các cấp nhân sự tại doanh nghiệp khi trả về kết quả tốt thì doanh nghiệp bạn sẽ có tiềm lực nhân sự tạo thế mạnh trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường.
Lợi ích mà BSC mang lại cho doanh nghiệp
BSC trong doanh nghiệp là gì? Bạn thấy doanh nghiệp mình đã áp dụng và chú trọng được các thước đo nào bên trên? Chỉ số BSC là gì? Sau khi xây dựng được thẻ điểm cân bằng BSC các lợi ích mà doanh nghiệp nhận được như.
Giúp xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn
Các chỉ số đo lường về tiềm lực tài chính, mức độ hài lòng của khách hàng. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Mục tiêu chiến lược bám sát tình hình thực tiễn của doanh nghiệp. Các yếu tố trong BSC góp phần hoàn thành mục tiêu một cách xuất sắc. Giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
Sự cân bằng trong mô hình BSC tạo thế lực vững mạnh cho doanh nghiệp trên tất cả các yếu tố từ tiềm lực bên trong và bên ngoài. Chính bởi điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp lớn mạnh, đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Giúp nâng cao hệ suất báo cáo
Thay vì việc xây dựng nhiều báo cáo từ tài chính, nhân sự đến khách hàng. Thì việc xây dựng mạng lưới BSC hiệu quả sẽ giúp quá trình đo lường. Đánh giá tổng quan các loại báo cáo dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất.
Doanh nghiệp sử dụng BSC như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất
Trên thực tế khá nhiều doanh nghiệp và các cấp đã xây dựng và hiểu được hệ thống BSC là gì? Tuy nhiên để sử dụng ra sao cho hiệu quả thì cần phải nắm rõ các nguyên tắc sau.
Kiểm soát dữ liệu trong mô hình BSC
Các dữ liệu được đưa vào mô hình BSC cần được chuẩn hoá và tối giản hoá. Việc xác định đâu là mục tiêu chiến lược cần thực hiện đưa vào mô hình là việc làm thiết thực.
Các mục tiêu trong mô hình cần có độ chắt lọc chính xác nhằm hệ thống hoá, dễ đo lường các chỉ tiêu.
Sắp xếp các chiến lược trong mô hình một cách logic và khoa học
Các chiến lược đưa vào mô hình cần được sắp xếp phân loại dựa trên thời gian. Mức độ quan trọng hay thứ tự ưu tiên thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Đưa chỉ số KPI vào mô hình
BSC KPI là gì? KPI chính là công cụ để đánh giá hiệu suất các mục tiêu trong hệ thống BSC. Việc đánh giá đúng, kịp thời tiến độ thực hiện mục tiêu sẽ cho ra kết quả đo lường chính xác. Dựa vào kết quả KPI định kỳ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà quản trị xác định được hiệu suất làm việc. Và có kế hoạch cải thiện, điều chỉnh hợp lý.
Tổng kết
BSC nghĩa là gì? Chiến lược BSC là gì? Tầm quan trọng ra sao với chiến lược kinh doanh và quản lý ở công ty bạn? Hy vọng các chia sẻ từ Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI về mô hình BSC sẽ góp phần giúp cho các nhà quản trị, các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu, xây dựng phát triển và có vị thế vững mạnh trên thị trường.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ trường PTI tại HCM: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Địa chỉ trường PTI tại HN: Tầng 14, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/