Gọi vốn đầu tư là gì | Cách kêu gọi vốn đầu tư thành công 100%

Một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp start-up, cá nhân khởi nghiệp quan tâm đến là vốn. Nguồn vốn được coi là sức mạnh nội lực của tổ chức và doanh nghiệp nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn vốn hay có thế mạnh vốn dồi dào. Kêu gọi vốn đầu tư hay gọi vốn đầu tư là thuật ngữ được dùng phổ biến trong đầu tư kinh doanh. Vậy cách kêu gọi vốn đầu tư thành công như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

Bạn có một ý tưởng táo bạo, khả năng thực hiện và thành công tương đối cao. Hay doanh nghiệp bạn có thêm một dự án mới phần trăm lợi nhuận và thành quả thu được rất thực thi. Nhưng nguồn vốn thực hiện chúng trở nên mong manh vấn đề đặt ra ở đây bạn là cần vốn đầu tư từ các đơn vị khác.

Kêu gọi vốn đầu tư là gì? Chính là hoạt động mà doanh nghiệp hoặc startup đưa ra các chương trình, định hướng, mục tiêu và các bước để thuyết phục nhà đầu tư rót vốn cho doanh nghiệp.

Kêu gọi vốn đầu tư là gì?

Gọi vốn đầu tư chính là việc mà bạn trình bày ý tưởng kinh doanh của minh cho các nhà đầu tư, họ ủng hộ, họ cảm thấy thuyết phục và có lợi nhuận khả thi họ sẽ rót vốn vào dự án. Để từ đó dự án của bạn được thực thi và hoạt động trên thị trường.

Bất kể một hoạt động kinh doanh nào ngoài nhân sự cốt cán thì nguồn vốn là yếu tố quyết định giúp thực hiện dự án một cách hiệu quả. Nền kinh tế toàn cầu, hội nhập và trên đà phát triển, rất nhiều các đơn vị khởi nghiệp, nhà kinh doanh sáng tạo đưa ra các ý tưởng kinh doanh đầy triển vọng. Chính vì thể kêu gọi vốn đầu tư là một trong những vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Các startup, các doanh nghiệp có thể kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư, các tổ chức trong nước và cả nước ngoài.

Khi nào nên kêu gọi vốn đầu tư?

Kêu gọi vốn đầu tư là việc làm cần thiết ở doanh nghiệp  nhưng không phải khi nào hoạt động kêu gọi vốn của cá nhân, doanh nghiệp cũng thành công bởi các nhà đầu tư là những người có tiềm lực vốn, kinh nghiệm thương trường, đầu óc phán đoán và tư duy nhạy bén. Việc bạn xác định sai thời điểm kêu gọi hoặc đưa ra một chiến lược kinh doanh kém khả thi sẽ không mang lại kết quả rót vốn của các nhà đầu tư. Làm sao để gọi vốn đầu tư hiệu quả và thành công bạn cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

Kêu gọi vốn đầu tư khi cần thiết và đã có sự chuẩn bị

Bất kể một hoạt động kinh doanh nào cũng cần có sự chuẩn bị đặc biệt trong kêu gọi vốn đầu tư. Sự chuẩn bị chỉn chu về các bước thực hiện, tiến trình thực hiện của dự án, các con số về doanh thu hiện tại, hay lợi nhuận thực tế đã thu được một cách chính xác là cơ sở để thuyết phục các nhà đầu tư.

Và cho dù dự án của bạn có khả năng thành công đến đâu thì tính thực thi và thực tiễn với xu thế thời đại cũng được coi là cần thiết khi gọi vốn.

Bạn hãy cho các nhà đầu tư thấy rõ sơ đồ về sự phát triển và khả năng bỏ vốn của họ sẽ mang về nguồn lợi nhuận xứng tầm.

Khi nào nên kêu gọi vốn đầu tư?

Gọi vốn đầu tư khi nguồn vốn đó giúp doanh nghiệp của bạn phát triển

Cách gọi vốn đầu tư ra sao để nhằm thực thi mục đích chính là phát triển dự án kinh doanh và sản phẩm mới của doanh nghiệp. Bạn cần chắc chắn rằng nguồn vốn từ các nhà đầu tư sẽ giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp bạn. Nếu dự án bạn đưa ra đã thấy rằng chúng không khả thi, không tạo được điểm nổi bật ấn tượng và sản phẩm của bạn không có sự đổi mới sáng tạo nhằm thu hút thị hiếu tiêu dùng thì có lẽ đó chưa phải lúc bạn kêu gọi đầu tư.

  • Với doanh nghiệp ở giai đoạn khởi nghiệp: Kế hoạch gọi vốn đầu tư khi bạn cần đầu tư khoản tiền đó cho việc mua mới thiết bị, máy móc, triển khai dự án, nâng cấp dự án hay sửa chữa mở rộng nhà xưởng….
  • Với các doanh nghiệp mới thành lập: Các bước kêu gọi vốn đầu tư nên được thực hiện qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Khi bạn cần tiền để xây dựng sản phẩm và và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Giai đoạn 2: Khi bạn cần nguồn vốn để phát triển thị trường

Giai đoạn 3: Bạn cần gọi vốn để thúc đẩy sự phát triển khi các mục tiêu ban đầu đã dần đạt được.

Cách kêu gọi vốn đầu tư thành công

Gọi vốn đầu tư ở đâu? Làm sao để gọi vốn đầu tư? Là điều bất kể một founder nào cũng thắc mắc và chú trọng. Bởi thương trường là chiến trường, việc đưa ra một dự án khả thi đã khó và thuyết phục người khác hiểu và đầu tư vốn cùng cá nhân, doanh nghiệp bạn là điều không hề dễ dàng.

Kinh nghiệm gọi vốn đầu tư ra sao cho thành công bạn có thể áp dụng các phương pháp dưới đây.

Lựa chọn các hình thức gọi vốn đầu tư

Hiện nay có rất nhiều kênh kêu gọi vốn đầu tư bạn có thể áp dụng và tham khảo. Mỗi một kênh đều có những ưu điểm và lợi thế riêng biệt cũng như mức chi phí phải trả cho nhà đầu tư khác nhau bạn có thể tham khảo:

  • Gọi vốn đầu tư qua các app/ web huy động vốn cộng đồng. Bạn có thể thực hiện đăng ký tài khoản và triển khai dự án của mình để thu hút các nhà đầu tư. Một số trang web bạn có thể tham khảo như: Funding.vn, Betado.com, Circleup…
  • Tìm kiếm vốn từ ngân hàng: Ngân hàng là một trong những địa chỉ đáng tin cậy để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
  • Kêu gọi vốn qua các chương trình gọi vốn đầu tư truyền hình thực tế: Đây được coi là hình thức quảng cáo thương hiệu cho chính doanh nghiệp của bạn cũng như một cách kêu gọi vốn được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các founder, starter có thể tìm kiếm được nhà đầu tư với số vốn cao nếu chương trình, dự án của bạn khả thi và thiết thực.
  • Gọi vốn đầu tư từ các quỹ phát triển doanh nghiệp: Các Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp BSSC, Đầu tư khởi nghiệp và sáng tạo TP HCM( HSIF)…
  • Kêu gọi vốn đầu tư từ các quỹ mạo hiểm: Các nguồn quỹ phải kể đến như Mekong Capital, CyberAgent Ventures… cũng được khá nhiều người lựa chọn bởi các quỹ này hướng tới các doanh nghiệp và mang lại hiệu quả hoạt động thực tiễn thành công cho nhiều đơn vị.

Cách kêu gọi vốn đầu tư thành công

Xây dựng bản kế hoạch hoàn chỉnh

Một bản kế hoạch được đầu tư hoàn chỉnh và có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng sẽ thu hút nhà đầu tư hơn cả. Bản kế hoạch của bạn cần phải có các con số, dẫn chứng một cách cụ thể và sự logic thực tế hóa mọi nội dung.

Hơn thế nữa, bản kế hoạch cần phải thực hiện được giá trị thực tế mà nhà đầu tư nhận được khi rót vốn vào dự án đồng thời hãy vạch ra các chiến lược cho từng giai đoạn và mốc thời gian.

Thực hiện các bước kêu gọi vốn đầu tư

Hãy chuẩn bị chúng thật hoàn hảo qua các bước sau:

  • Chuẩn bị kế hoạch: Kế hoạch luôn là một trong những thành phần không thể thiếu của các bước gọi vốn. Kế hoạch cần được thực hiện chi tiết về dự án, hướng phát triển và tiềm năng cũng như mục tiêu khi kêu gọi vốn.
  • Chọn nhà đầu tư: Việc xác định nhà đầu tư giỏi, định hướng tốt, cùng lĩnh vực sẽ giúp bạn dễ thành công hơn. Bên cạnh đó ưu thế của nhà đầu tư cũng là điểm mà bạn có thể học hỏi được.
  • Chuẩn bị bài thuyết trình bao gồm các nội dung về ý tưởng kinh doanh, lợi thế dự án, khả năng thực thi, doanh thu, lợi nhuận thực tiễn cần được cụ thể bằng các con số… Sau đó bạn cần có thể đưa ra mức vốn mong muốn, phần trăm cổ phần là bao nhiêu. Từ đó nhà đầu tư họ sẽ có những quyết định có rót vốn cho dự án.
  • Tự bỏ vốn cho dự án của mình cũng là một cách gây ấn tượng với nhà đầu tư mà bạn không nên bỏ lỡ.

Tổng kết

Có thể nói rằng kêu gọi vốn đầu tư là xu hướng của những doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp những năm gần đây. Kêu gọi vốn đầu tư như thế nào cho hiệu quả và thành công thực thi dự án là việc làm không hề dễ dàng. Hãy có một dự án khả thi, một kế hoạch thực tiễn và lựa chọn cách thức kêu gọi nhà đầu tư hoàn hảo sẽ giúp bạn thành công đạt được mục tiêu doanh nghiệp và bản thân.

Thông thường việc kêu gọi vốn đầu từ thường là những người đứng đầu của doanh nghiệp. Đó bao gồm CEO / Founder / những người có chuyên môn về lĩnh vực để trình bày và kêu gọi thành công. Do đó để có thể mang đến kết quả như mong đợi, người kêu gọi cần phải hiểu rõ sản phẩm / dịch vụ cũng như có tính thuyết trình tốt. Nếu như bạn đang cần các khoá học CEO để nâng cao chuyên môn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn!

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo