COO là gì? Tất tần tật về COO mà có thể bạn chưa biết

COO là gì? COO viết tắt của Chief Operations Officer có nghĩa là giám đốc phụ trách điều hành, giám đốc điều hành. COO được coi là cánh tay phải của CEO. Tùy thuộc vào quy mô và loại hình tổ chức của doanh nghiệp mà COO có được đề cập rõ ràng hay không. Sau đây cùng với Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI khám phá về chức danh COO trong hoạt động quản trị nhân sự.

COO là gì?

COO được biết là từ viết tắt của cụm từ Chief Operations Office. Có nghĩa là Giám đốc phụ trách điều hành hay còn gọi là Giám đốc vận hành.

Ở một cách hiểu khác thì COO chính là một trong những lãnh đạo cao cấp của tổ chức. Và đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành lên bộ C- Suite. COO chịu trách nhiệm liên quan đến các hoạt động hàng ngày của công ty. Và thường xuyên cập nhật báo cáo với Tổng giám đốc điều hành.

COO là gì?

Người đảm nhiệm chức danh COO được coi là cánh tay phải đắc lực cho CEO và hỗ trợ các hoạt động nội bộ của CEO.

Để đảm nhiệm vị trí COO trong một tổ chức, doanh nghiệp đòi hỏi cá nhân phải là người có trình độ chuyên môn cao. Và mang trong mình rất nhiều kỹ năng liên quan đến quản trị nhân sự và hơn thế. Họ phải là một người có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

COO và CEO khác nhau như thế nào?

Coo là chức danh gì? Thông qua các chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ phần nào. Tuy vậy sự nhầm lẫn giữa COO và CEO xảy ra khá thường xuyên.

Như chúng ta đã biết CEO là Tổng giám đốc điều hành thì COO lại là phó Tổng giám đốc điều hành. Xét đến vị trí ở một tổ chức, doanh nghiệp thì COO sẽ đứng sau CEO. CEO đưa ra quyết định thì COO sẽ điều hành, quản lý. Cũng như iám sát quá trình thực thi ở các cấp khác trong bộ C- Suite. COO sẽ là người trực tiếp báo cáo với Tổng giám đốc điều hành những tiến độ của quá trình thực hiện một quyết định, nhiệm vụ đã đề ra.

Một số tổ chức doanh nghiệp thì COO còn là người được ủy quyền trong khâu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời họ chính là người chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chính sách. Cũng như phương châm quản lý kinh doanh ở tổ chức dựa theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ở một số loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đôi khi không cần sự hỗ trợ của COO. Nhưng với các doanh nghiệp quy mô lớn, thì COO đóng vai trò là một nhân vật quyền lực, tầm cỡ với trọng trách và chức danh chỉ đứng sau CEO.

Công việc chính của COO là gì?

COO -một nhà lãnh đạo cần hội tụ đầy đủ các yếu tố gồm kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm. Vậy chức danh COO là gì? Họ đảm nhiệm công việc gì trong doanh nghiệp. Dưới đây là nhóm công việc mà COO thường làm.

Công việc chính của COO là gì?

Khởi tạo và tiến hành các chiến lược và chính sách hoạt động của công ty

Đồng ý rằng CEO là người đưa ra các quyết định về chiến lược. Quyết sách của một tổ chức dưới sự đề xuất ý kiến của các giám đốc điều hành. Tuy vậy ý kiến tham mưu từ tổng giám đốc điều hành sẽ là một trong những chìa khóa giúp chiến lược và quyết sách trở nên thành công.

Từ những sứ mệnh, mục tiêu, văn hóa doanh nghiệp hay cả bộ quy tắc ứng xử, nội quy, quy định của công ty. Thì COO đóng vai trò là người khởi tạo, người cố vấn có tâm, có tầm để giúp doanh nghiệp ngày càng trở nên lớn mạnh.

Thực thi các chiến lược do CEO đề xuất

Người điều hành không có nghĩa là không tham gia vào quá trình thực thi. Với COO thì việc điều hành hoạt động của tổ chức dưới sự ủy nhiệm của CEO đi kèm với việc thực thi những chiến lược. Việc thấu hiểu giá trị mà CEO gây dựng là rất cần thiết giúp cho việc truyền đạt ý tưởng. Chiến lược của CEO đến với từng C-suite trở nên hiệu quả hơn.

COO có trách nhiệm trong việc điều hành các cuộc họp với từng phòng ban, bộ phận. Dể cùng với CEO đánh giá tiến độ và mức độ hoàn thành của việc triển khai mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.

Giám sát và quản lý nguồn lực của công ty

Nhân lực là bộ máy nòng cốt giúp tổ chức vận hành hiệu quả. Chính bởi vậy mà giám đốc vận hành COO sẽ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với giám đốc nhân sự đưa ra các kế hoạch tuyển dụng nhân sự, chiêu mộ nhân tài. Nhằm đảm bảo nguồn nhân sự chất lượng và giúp bộ máy doanh nghiệp hoạt động vững mạnh.

Ngoài ra việc COO cần kết hợp với giám đốc tài chính CFO để hiểu rõ  “ túi tiền” của doanh nghiệp. Nhằm cân đối ngân sách cho các chi phí nhân sự cũng như việc gia tăng trách nhiệm trong việc tuyển dụng đội ngũ nhân sự cấp cao.

Một doanh nghiệp được đánh giá là có môi trường làm việc tốt. Thì không thể không nhắc tới những quy định, chính sách về chế độ thăng tiến. Để có những chính sách đó thì không thể không nhắc tới vai trò của COO trong việc xây dựng, đề bạt lên các quy định về chế độ và chính.

Ngoài ra COO còn đảm nhiệm công việc xây dựng và triển khai các đợt đánh giá năng lực định kỳ cho nhân viê. Nhằm tăng khả năng thăng tiến và tinh giản bộ máy nhân sự. Để nâng cao kỹ thuật bản thân thì COO cũng có thể tham gia khoá học giám đốc để phát triển bản thân.

COO- cấu nối giữa nhân viên và tổ chức

Ngoài giám đốc nhân sự thì COO chính là cầu nối giữa nhân viên và tổ chức. Điều đó được thể hiện bằng việc COO đưa ra các chính sách nhằm khích lệ, động viên tinh thần làm việc của nhân viên. Các chính sách có thể là khen thưởng, các hoạt động teambuilding nhằm gắn kết tinh thần đoàn kết trong tổ chức.

Sự gắn kết tập thể chính là sức mạnh khổng lồ đưa doanh nghiệp đi đến những thành công trong mọi mục tiêu và dự án đã đề ra.

Tố chất cần có của COO là gì?

COO là gì? Chắc hẳn bạn đã nắm rõ khái niệm, những công việc chính của một COO. Và để trở thành một COO thực thụ bạn cần hội tụ những tố chất sau.

Tố chất cần có của COO là gì?

Nhà lãnh đạo tài ba

Một CEO giỏi, tài ba là chưa đủ mà họ cần có trợ thủ đắc lực để hỗ trợ xử lý khối lượng công việc. Hoạch định những mục tiêu, tham mưu những chiến lược. Với vai trò là COO của một doanh nghiệp đòi hỏi bạn cần có tài lãnh đạo một cách tài ba. Để dùng vào việc điều binh khiển tướng, bao quát và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Hội tụ những kỹ năng mềm siêu sao

Ngoài tài lãnh đạo thì COO cũng phải mang trong mình một kỹ năng mềm vượt trội. Như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng truyền đạt vấn đề.

COO có mặt trong điều hành doanh nghiệp và ở một khía cạnh khác. Họ còn là những người đại điện cho doanh nghiệp đi gặp gỡ đối tác, khách hàng. Chính bởi vậy ngoài kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm là thứ rất quan trọng và cần có ở một COO.

Một chuyên gia xử lý khủng hoảng

Khủng hoảng ở doanh nghiệp là điều không thể tránh được đặc biệt trong thời đại kinh tế thị trường nhiều biến động hiện nay. COO cần có một tầm nhìn chiến lược, một tinh thần nhạy bén trước sự biến chuyển của thời cuộc mới. Có thể đưa ra những tham mưu cho CEO một cách chính xác.

Bên cạnh đó COO còn là một chuyên gia xử lý khủng hoảng với những bí kíp độc đáo. Họ sẵn sàng đối mặt với khủng hoảng và biến mọi điều khó khăn trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện và giảm bớt rủi ro cho tổ chức.

Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo

Trở thành một COO nhất định bạn phải có khả năng làm việc độc lập và một tinh thần sáng tạo. Sáng tạo tạo ra sự khác biệt ấn tượng đó chính là tôn chỉ hoạt động của nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Kỹ năng quản trị con người và làm việc nhóm hiệu quả

Một COO có sức ảnh hưởng trong tổ chức cần phải có kỹ năng quản trị con người. Bằng việc tạo lập một thế hệ nhân viên trong doanh nghiệp và làm việc và tuân theo những chuẩn mực thực tế mà doanh nghiệp đã đề ra.

COO cần tạo ra một đội ngũ nhân viên sống chân thành. Làm việc kỷ luật và để thực hiện được điều đó đòi hỏi COO cần có kỹ năng quản trị thật tốt. Ngoài ra việc điều hành, giám sát, truyền tải những chiến lược đến từng C-Suit. Thì đòi hỏi một COO cần có kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm thật hiệu quả.

Một người có tầm ảnh hưởng

Một COO có tầm ảnh hưởng bởi tài năng và phong cách lãnh đạo. Chính là nhân tố để thúc đẩy tinh thần sáng tạo, hăng say làm việc của nhân viên. Ngoài ra tầm ảnh hưởng của COO cũng sẽ tạo ra đội ngũ nhân viên chất lượng, miệt mài. Dám đương đầu với những thử thách và nỗ lực hết mình vì doanh nghiệp.

Kết luận

Coo là chức danh gì? Tất cả những thông tin liên quan đến nhà lãnh đạo COO của tổ chức, doanh nghiệp đã được chúng tôi chia sẻ bên trên. Để trở thành một COO có sức ảnh hưởng có tài lãnh đạo. Thì việc bổ sung kiến thức, năng lực và các kỹ năng là điều rất quan trọng. Tham gia ngay khóa học giám đốc tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI bạn nhé.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo