CTO là gì? Tất tần tật về vai trò, công việc của một CTO thực tế

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CTO là một trong những vị trí trọng yếu, nắm vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Đây là một vị trí quản lý cấp cao mà rất nhiều người mong muốn đạt được. Vậy thực chất CTO là gì? CTO có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp? Lộ trình để có thể trở thành một CTO chuyên nghiệp như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!

CTO là gì?

“CTO là gì?” CTO là viết tắt của từ gì ?chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. CTO (tên tiếng Anh viết tắt của cụm từ Chief Technology Officer) là Giám đốc công nghệ, hay giám đốc kỹ thuật của một doanh nghiệp. Đây là một trong những vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến mảng công nghệ và kỹ thuật. Ngoài ra, CTO còn điều hành các hoạt động liên quan đến nghiên cứu và phát triển. Bằng sự giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình làm việc. CTO sẽ đưa ra những quyết định để có thể sử dụng nguồn lực một cách tối ưu nhất. Thực hiện các chiến lược cải tiến công nghệ để doanh nghiệp đạt được mục tiêu.

CTO là gì?

Vai trò của CTO trong một doanh nghiệp là gì?

Như vậy, bạn đã hiểu được CTO là gì? Vậy CTO là chức gì?

CTO là người đưa ra những quyết định liên quan đến công nghệ, hướng phát triển công nghệ cho doanh nghiệp. Để có thể trở thành một CTO giỏi, bạn cần phải nắm rõ được vai trò, trách nhiệm của người đảm nhận vị trí này. Vai trò của CTO sẽ phụ thuộc vào từng công ty. Thông thường, sẽ có 4 loại CTO khác nhau, mỗi vị trí sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau, cụ thể như sau:

CTO phụ trách cơ sở hạ tầng

CTO sẽ có vai trò phụ trách, giám sát dữ liệu, bảo mật và bảo trì mạng của công ty. Từ đó xây dựng được những chiến lược kỹ thuật cho công ty. Ngoài ra, CTO phụ trách cơ sở hạ tầng còn có vai trò quản lý lộ trình công nghệ của công ty.

CTO phụ trách kỹ thuật

Với vị trí này, CTO sẽ nắm giữ vai trò cân nhắc ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong doanh nghiệp. Từ đó thiết lập chiến lược công nghệ chung. Ngoài ra, giám đốc công nghệ còn có vai trò xem xét các cách thức triển khai về mảng công nghệ nhiều hơn nữa để đảm bảo đem lại thành công cho doanh nghiệp.

CTO phụ trách tiếp thị

CTO phụ trách tiếp thị sẽ là người nắm giữ vai trò là một chiếc cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, phụ trách mảng quan hệ khách hàng. CTO có vai trò quan sát và nắm bắt thị trường, từ đó xây dựng và triển khai các dự án công nghệ thông tin ra thị trường.

CTO phụ trách chiến lược kỹ thuật dài hạn

Người phụ trách vị trí này sẽ nắm vai trò thiết lập chiến lược và cơ sở hạ tầng công nghệ. Phân tích thị trường mục tiêu và xây dựng các mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, CTO còn nắm giữ vai trò giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cấp quản lý trong doanh nghiệp.

Những công việc chính của CTO

Nhiệm vụ chính của CTO (giám đốc công nghệ/giám đốc kỹ thuật) là điều hành công việc của nhóm kỹ sư IT. Tham gia trực tiếp vào quá trình đưa ra các quyết định sản xuất sản phẩm. Lựa chọn công nghệ phù hợp với sản phẩm và phối hợp với các phòng ban, bộ phận khác để có định hướng phát triển công ty. Theo đó, các công việc chính mà CTO phải đảm nhiệm như sau:

Những công việc chính của CTO

  • Quản lý dịch vụ, công nghệ và các sản phẩm của doanh nghiệp
  • Quản lý các kỹ sư công nghệ thông tin và các lập trình viên
  • Phát triển chiến lược sao cho vận dụng tối đa nguồn lực công nghệ sẵn có doanh nghiệp
  • Xây dựng các tiêu chuẩn và thực hành công nghệ tổng quát của doanh nghiệp

Lộ trình để trở thành CTO chuyên nghiệp

Giai đoạn 3 năm đầu vào ngành: xây móng vững chắc

Để có thể trở thành một CTO chuyên nghiệp, bạn hãy dành ra  3 năm đầu để bồi đắp thêm những chuyên môn của mình ở vị trí developer, tester hay QA… Hãy cố gắng để trở thành người giỏi nhất trong khả năng của mình ở vị trí đó.

Bạn cần chọn cho mình một lợi thế chính sau đó sẽ mở rộng thêm năng lực của mình ở những kiến thức xung quanh. Ngoài ra, với vị trí này, bạn cần trang bị cho mình trình độ ngoại ngữ giỏi, đặc biệt là tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ toàn cầu, giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, hiện đại bậc nhất trên thế giới.

Ngoài ra, để có thêm kinh nghiệm, hãy tham gia vào những cộng đồng công nghệ chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình để chuẩn bị bước vào giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 3 năm tiếp: bồi dưỡng kỹ năng quản lý

Lộ trình để trở thành CTO chuyên nghiệp

Sau 3 năm xây dựng nền móng kiến thức, 3 năm tiếp theo là thời điểm thích hợp. Để bạn học hỏi thêm cho mình những kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, quản lý nhân sự, quản trị dự án, quản lý thời gian,…

Bạn có thể bắt đầu bằng việc quản lý các nhóm có quy mô nhỏ. Việc đảm nhận vị trí leader với những trách nhiệm mới sẽ giúp bạn làm quen hơn với công việc. Từ đó hướng đến các mục tiêu lớn trở thành manager, director… Đây chính là những nấc thang vững chắc để bạn tiến lên tới vị trí CTO.

Hai năm tiếp theo: nước rút

Khi kiến thức chuyên môn đủ vững, kỹ năng mềm của bạn đã đủ dày dặn. Đây là thời điểm bạn có đủ năng lực để có thể đảm nhận vị trí CTO. Hãy ứng tuyển vào vị trí này. Tuy nhiên, tùy từng doanh nghiệp mà bản mô tả công việc của vị trí CTO sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, đây vẫn là vị trí trọng yếu của một doanh nghiệp, yêu cầu kỹ năng trình độ chuyên môn cao, phải có khả năng nắm bắt công nghệ xuất sắc.

Tổng kết

Trên đây là tất cả các thông tin giải đáp thắc mắc CTO là gì? Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của vị trí này. Và biết cách xây dựng cho mình lộ trình để trở thành một CTO chuyên nghiệp nhanh nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhé!

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo