Trong cuộc sống cũng như trong công việc. Không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra một cách thuận lợi theo một kế hoạch. Một định hướng có sẵn. Có những vấn đề tưởng chừng như không thể. Không ngờ lại bất ngờ xảy ra. Đứng trước các tình huống sự việc bất ngờ như vậy. Bạn không biết phải xử lý như thế nào, giải quyết ra sao. Hoặc bạn có cách giải quyết. Nhưng vì thiếu đi các kỹ năng giải quyết vấn đề mà không đạt được kết quả tốt. Vậy kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Có tầm quan trọng ra sao? Hãy cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Khái niệm kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề được hiểu là một loại kỹ năng mềm. Có khả năng xử lý một hoặc nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. Nó bao gồm quá trình tổng hợp, nhìn nhận, phân tích, đánh giá một vấn đề. Một hiện tượng nào đó và các phương pháp xử lý phù hợp, hiệu quả nhất.
Người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Đòi hỏi phải có năng lực giải quyết vấn đề tốt. Vậy năng lực giải quyết vấn đề là gì? Năng lực giải quyết vấn đề là giai đoạn cuối của kỹ năng giải quyết vấn đề. Sau khi chủ thể giải quyết đã phân tích đánh giá vấn đề. Thì giai đoạn cuối của quá trình giải quyết sẽ là đưa ra phương án xử lý tối ưu, hiệu quả và không mất nhiều thời gian.
Các bước để giải quyết vấn đề
Thường để giải quyết một vấn đề sẽ bao gồm các bước cơ bản như:
- Nhìn nhận vấn đề: Khi vấn đề đã xảy ra và chuẩn bị xảy ra người giải quyết vấn đề. Cần nhìn nhận để thấy rõ mức độ ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của vấn đề.
- Tìm hiểu nguồn gốc và phân tích vấn đề: Nguồn gốc là mấu chốt của mọi vấn đề, việc tìm hiểu rõ nguồn gốc. Sẽ cho kết quả phân tích và đánh giá chính xác.
- Đánh giá vấn đề đưa ra phương án xử lý: Việc đánh giá vấn đề sẽ cho ta thấy được mức độ nghiêm trọng. Mức độ ảnh hưởng, các rủi ro khác nếu có từ đó mà có được phương án xử lý phù hợp.
- Thực thi giải pháp, bám sát tiến độ thực thi: Vấn đề sẽ chỉ được kết thúc khi mọi thứ của vấn đề không còn ảnh hưởng đến cá nhân chủ thể và công việc xung quanh. Các rủi ro phát sinh cũng không còn nữa từ đó đúc kết ra bài học về phương án giải quyết vấn đề sao cho hiệu quả.
Vai trò của kỹ năng giải quyết vấn đề
- Trong cuộc sống hàng ngày: Người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt. Sẽ chủ động trong mọi hoàn cảnh, không bị bất ngờ, không bối rối, bình tĩnh đưa ra phương án xử lý tốt trước mọi sự vật sự việc, biến cố bất ngờ xảy đến.
- Trong công việc: Người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt sẽ có cơ hội phát triển, thăng tiến hơn trong công việc. Bởi cùng một sự việc bất ngờ xảy đến, người có kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc sẽ bình tĩnh đánh giá, phân tích, đưa ra phương án xử lý tối ưu mang lại hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt thường được chủ doanh nghiệp, người sử dụng lao động tin tưởng giao phó cho mọi công việc.
Nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Cùng một vấn đề xảy ra nhưng không phải ai cũng có kỹ năng giải quyết mang lại hiệu quả tối ưu. Thường kỹ năng giải quyết vấn đề của chủ thể giải quyết vấn đề ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
Việc nhìn nhận vấn đề
Việc nhìn nhận vấn đề đòi hỏi chủ thể cần có sự nhạy bén và có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Người có kinh nghiệm trong cuộc sống, va chạm nhiều lĩnh vực sẽ có kỹ năng nhìn nhận vấn đề một cách nhanh chóng, đoán trước được các tình huống có dấu hiệu xảy ra sắp tới.
Việc phân tích vấn đề
Người có kỹ năng phân tích vấn đề tốt sẽ có một sự logic hóa. Xâu chuỗi các vấn đề theo một cách khoa học theo nhiều khía cạnh. Việc phân tích vấn đề tốt sẽ giúp cho chủ thể giải quyết vấn đề đưa ra được các phương án giải quyết vấn đề hiệu quả. Hoặc giảm thiểu được các rủi ro cho vấn đề xảy ra.
Việc đánh giá vấn đề
Việc đánh giá vấn đề có bám sát thực tiễn mức độ ảnh hưởng của vấn đề hay không nó sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại trong khâu đưa ra quyết định giải quyết vấn đề.
Việc đưa ra quyết định
Vấn đề đã xảy ra và sẽ xảy ra đòi hỏi chủ thể giải quyết phải có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định một cách chính xác, kịp thời, hiệu quả. Một sự việc đã được phân tích và đánh giá chính xác nhưng việc ra quyết định giải quyết vấn đề mắc phải sai lầm sẽ phá vỡ kết quả, gây tổn thất cho chính bản thân chủ thể cũng như công việc. Người có kỹ năng ra quyết định tốt sẽ là người có năng lực giải quyết vấn đề tốt.
Vấn đề về Giao tiếp
Trong giải quyết vấn đề, người có kỹ năng giao tiếp tốt thường làm cho vấn đề trở nên dễ dàng được giải quyết hơn. Trái lại người có giao tiếp không tốt, không biết lắng nghe, diễn đạt vấn đề sẽ làm cho sự vật, sự việc xảy ra theo một chiều hướng khác, không mang lại kết quả giải quyết như mong đợi.
Những kỹ năng cần có khi giải quyết vấn đề
Có rất nhiều kỹ năng mà chủ thể cần có để giải quyết vấn đề trong cuộc sống, trong kinh doanh cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc. Một số trong các kỹ năng mềm phải kể đến:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là tập hợp tất cả các quy tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp bao gồm nhiều kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ, giao tiếp bằng ánh mắt. Đây là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Người có một chuyên môn tốt, nhưng không có kỹ năng giao tiếp tốt thì khó có thể đi xa hơn được trong công việc cũng như cuộc sống.
Trong việc giải quyết vấn đề, người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ luôn luôn biết lắng nghe, chắt lọc các ý kiến, phương pháp tối ưu từ những người xung quanh. Việc bạn giao tiếp tốt bằng lời nói, cử chỉ sẽ khiến cho vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp là một phần tất yếu của cuộc sống, để học hỏi và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt hãy tham khảo khóa học kỹ năng giao tiếp hiệu quả tại Học viện PTI bạn nhé.
Kỹ năng phân tích, đánh giá, ra quyết định.
Ba kỹ năng trên có mối liên hệ mật thiết với nhau trong việc giải quyết vấn đề. Việc bạn phân tích tốt, đánh giá chính xác, ra quyết định chính xác, kịp thời sẽ làm cho vấn đề được xử lý nhanh nhạy, hiệu quả.
Kỹ năng quản trị rủi ro
Thường khi vấn đề xảy ra sẽ đi kèm với các rủi ro nhất định. Việc bạn đề phòng đánh giá được mức độ rủi ro. Cũng như cơ hội từ những rủi ro đó sẽ làm giảm thiểu được tổn thất của vấn đề. Cũng như các cơ hội mới từ vấn đề xảy ra.
Để rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề . Góp phần nâng cao ý nghĩa của kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc. Trong kinh doanh cũng như cuộc sống. Mỗi cá nhân cần không ngừng học hỏi. Đúc rút ra từ những kinh nghiệm của bản thân trong công việc cũng như cuộc sống. Quý anh chị có thể tham gia khóa học quản trị doanh nghiệp để có thêm nhiều kiến thức giải quyết vấn đề hiệu quả.
Tổng kết
Những chia sẻ trên đây từ Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI về kỹ năng giải quyết vấn đề là gì. Hi vọng sẽ giúp cho mỗi cá nhân. Nâng cao được kỹ năng giải quyết vấn đề. Cũng như thấy được tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chúc bạn luôn chủ động, nhạy bén và có những quyết định chính xác trong mọi vấn đề.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ trường PTI tại HCM: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Địa chỉ trường PTI tại HN: Tầng 14, Tòa nhà Sông Đà, Đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: https://hocviendoanhnhanpti.edu.vn/