Phát triển thị trường là gì? Các chiến lược phát triển thị trường hiệu quả cho các nhà quán trị

Trong kinh doanh bất kể doanh nghiệp nào cũng mong muốn có vị thế vững vàng trên thương trường. Để có được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng vận động đưa ra các chiến lược. Nhằm tạo dựng thương hiệu, chiếm giữ vị thế hay còn biết đến với thuật ngữ phát triển thị trường. Phát triển thị trường (Market Development Strategy) là những biện pháp, phương hướng được các nhà quản trị doanh nghiệp áp dụng. Nhằm tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Cụ thể phát triển thị trường là làm gì cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI tìm hiểu ngay sau đây.

Phát triển thị trường là gì

Phát triển thị trường là gì

Phát triển luôn là xu thế của sự đi lên, doanh nghiệp không thể bền vững. Nếu các chỉ tiêu về lợi nhuận hay doanh thu luôn ở mức cào bằng. Thị trường luôn biến động chính bởi điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, mở rộng thị trường.

Phát triển thị trường hay còn biết với tên gọi tiếng Anh là Market Development Strategy. Nó bao hàm toàn bộ các chiến lược, kế hoạch của tổ chức. Nhằm mục tiêu phát triển tiêu thụ sản phẩm sang một thị trường mới mẻ khác thay vì ở phân khúc thị trường hiện tại.

Chiến lược phát triển mới chắc chắn sẽ tiềm ẩn những rủi ro, thách thức. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều cơ hội khác. Chính bởi vậy để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi các nhà quản trị cần có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách chính xác từng khâu như nghiên cứu cho đến thâm nhập thị trường.

Sau khi lựa chọn được phân khúc thị trường tiềm năng. Thì doanh nghiệp sẽ tiến hành các bước lập kế hoạch marketing để xâm nhập thị trường một cách hoàn hảo. Nhằm tạo dựng vị thế, chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường mới.

Các chiến lược phát triển thị trường cho các doanh nghiệp

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có các đề xuất về chiến lược phát triển khác nhau.

Ví dụ như: Phát triển thị trường chứng khoán sẽ không giống với cách cách phát triển thị trường bán lẻ bởi đối tượng và mục đích mà chiến lược hướng tới sẽ là khác nhau. Dưới đây bạn có thể tham khảo các chiến lược phát triển thị phổ biến hiện nay.

Mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trường

Với chiến lược này sản phẩm dịch vụ bạn cung ứng sẽ không chỉ dừng lại ở phạm vi, vị trí địa lý ban đầu. Thay vì đó là việc tìm hiểu từ tâm lý, sở thích, nhu cầu của khách hàng ở một giới hạn địa lý hoàn toàn mới mẻ. Nắm vững cách phát triển thị trường cho sản phẩm mới. Về tâm lý và sở thích mua sắm ở thị trường mới sẽ quyết định mức độ thành công cho chiến lược.

Cung ứng các sản phẩm cao cấp cho tệp khách hàng hiện tại

Đây cũng được đánh giá là một trong những chiến lược phát triển thị trường với tệp khách hàng đã có sẵn. Với chiến lược phát triển này khách hàng sẽ không ngại tiêu dùng. Khi nhìn thấy các lợi thế, ưu điểm từ sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp bởi sự tin tưởng từ bấy lâu nay.

Thu hút các khách hàng mới từ đối thủ cạnh tranh

Việc làm này cũng là một trong những chiến lược mở rộng thị trường. Bằng việc bạn đưa ra các kế hoạch, chương trình nhằm thu hút khách hàng có thể là người dùng mới. Người dùng từ đối thủ cạnh tranh thông qua các phương pháp như tiếp cận cộng đồng, marketing. Cung cấp trải nghiệm dùng thử miễn phí, giảm giá, khuyến mại…

Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển khi đã thành công mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều cơ hội. Và trước hết là nguồn doanh thu cũng như lợi nhuận.Tuy vậy kế hoạch phát triển thị trường. Để đạt đúng theo dự định có rất nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến cụ thể như sau:

Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển thị trường

Nội bộ doanh nghiệp

Bao gồm rất nhiều yếu tố như:

  • Nguồn nhân lực: Giúp thực thi hành động và giải pháp. Nhân sự xuyên suốt chặt chẽ, thống nhất sẽ giúp chiến lược thực hiện một cách đơn giản và đúng kế hoạch.
  • Nguồn tài chính: Bất kể một chiến lược mới nào về sản phẩm và dịch vụ cũng cần đến nguồn cung tài chính. Với doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính họ sẽ có những bước đầu tư mạnh vào chiến lược từ kênh phân phối, quảng bá cho đến sản xuất sản phẩm.
  • Tầm nhìn của nhà quản trị: Đó chính là kim chỉ nam cho hoạt động xây dựng và quyết định chiến lược
  • Uy tín, thương hiệu doanh nghiệp: So sánh giữa doanh nghiệp đã có tiếng trên thị trường khi họ mở rộng phân khúc thị trường. Sẽ dễ dàng hơn so với các doanh nghiệp còn mới. Bởi uy tín sẽ khẳng định thương hiệu và tên tuổi.

Các yếu tố bên ngoài

Khi xem xét đề bạt một giải pháp phát triển thị trường. Đòi hỏi doanh nghiệp, nhà quản trị cần xem xét đến chiến lược kinh doanh là gì. Là một trong số các yếu tố tác động bên ngoài. Được xem là có phần ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược như:

  • Sự phát triển kinh tế: Kinh tế phát triển ổn định kéo theo nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, hộ nhập cũng sẽ ổn định hơn so với một nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái
  • Văn hóa, xã hội. Điều này cực kỳ quan trọng khi phát triển thị trường. Bởi mỗi một vùng đất sẽ có nền văn hóa khác nhau từ thị hiếu, thói quen tiêu dùng. Do vậy việc tìm hiểu văn hóa xã hội là việc làm cần thiết.
  • Xem xét mức độ cạnh tranh để đánh giá được vị trí doanh nghiệp đang ở đâu, bạn có lợi thế gì so với đối thủ. Để từ đó xây dựng ra chiến lược phát triển phù hợp.

Tổng kết

Phát triển thị trường là gì? Tầm quan trọng của phát triển có ý nghĩa quan trọng. Với rất nhiều doanh nghiệp từ sản xuất đến dịch vụ. Hy vọng rằng các chia sẻ từ Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI . Giúp doanh nghiệp bạn có được vị thế, chỗ đứng trên thương trường hiện nay.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

  • Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
  • Điện thoại: 0363.38.31.38
  • Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
  • Website: hocviendoanhnhanpti.edu.vn

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo