Ở bất cứ môi trường làm việc nào thì điều phải có người quản lý để có thể chỉ đạo các hoạt động tổng thể của con người cũng như là chịu trách nhiệm và đảm bảo tổ chức có thể hoạt động, vận hành ổn định và hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Ở chức danh quản lý khi vào nhà máy lại có cái tên là Quản đốc xưởng. Vậy Quản đốc xưởng là gì? Quản đốc xưởng đóng vai trò như thế nào đối với nhà máy? Mời bạn hãy đọc bài viết sau đây để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Quản đốc xưởng.
Quản đốc xưởng là gì?
Quản đốc xưởng là người đứng đầu trong việc quản lý toàn bộ nhân sự, đội ngũ nhân viên và điều hành hoạt động sản xuất tại một xưởng công nghiệp hoặc nhà máy. Với vai trò chủ chốt thì họ chịu trách nhiệm về sự hoạt động suôn sẻ và hiệu quả của quy trình sản xuất.
Nói cách khác thì quản đốc xưởng sản xuất là người điều hành toàn bộ những gì liên quan đến nhân sự, sản xuất, sản phẩm, máy móc, xử lý các vấn đề, tình huống phát sinh trong quá trình vận hành.
Công việc của quản đốc xưởng là gì?
Quản đốc xưởng sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc đảm bảo việc hoạt động sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ và dưới đây sẽ là các chức năng công việc của quản đốc xưởng sản xuất:
Quản đốc xưởng sẽ là người chịu trách nhiệm về con người hay là máy móc tại nhà xưởng. Nhằm đảm bảo chất lượng và tiến trình hoàn thành của công việc.
Công việc của quản đốc xưởng là thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề và sự cố phát trình trong quá trình sản xuất
Quản đốc xưởng cũng sẽ là người lập kế hoạch và quản lý sản xuất. Bao gồm việc lên lịch trình và phân bổ nguồn lực. Nhằm đảm bảo nguồn lực sẽ hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao.
Trách nhiệm của quản đốc xưởng là gì?
Trách nhiệm của quản đốc xưởng thì sẽ có rất nhiều. Nhiệm vụ của quản đốc sẽ khác nhau, linh hoạt bởi sự chỉ thị của cấp trên:
- Quản đốc sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm với các cấp trên. Như là Ban giám đốc, các phòng ban liên quan đến vấn đề quản lý điều hành. Kể cả những vấn đề liên quan đến thiết bị máy móc và nguồn lực lao động.
- Trách nhiệm của quản đốc xưởng là nhận nhiệm vụ từ cấp trên. Sau đó triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất. Làm sao đạt được kết quả, chất lượng và yêu cầu ở mức tốt nhất.
- Chịu trách nhiệm triển khai công việc theo đúng với quy định, nội quy về quy trình sản xuất, các quy định về quản lý nguồn nhân lực lao động. Đảm bảo về an toàn lao động và vệ sinh môi trường làm việc tốt nhất.
- Luôn đôn đốc, theo sát công việc. Để có thể hoàn thành đúng mục tiêu và kế hoạch sản xuất đã được ban lãnh đạo giao xuống.
- Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan. Như là số lượng, chất lượng các sản phẩm đã tạo ra. Sẽ là người hướng dẫn, chỉ đạo và giám sát quá trình làm việc của nguồn nhân lực.
- Trách nhiệm của quản đốc xưởng là quản lý trang thiết bị, máy móc sử dụng trong nhà máy, các nguyên vật liệu thuộc quyền sở hữu của nhà máy.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề về con người hay là máy móc.
- Tổ chức các hoạt động ngoài trời để tổng kết các hoạt động sản xuất. Cập nhập các quy định liên quan, các kế hoạch công việc dự kiến tiếp theo. Cũng như giải quyết về vấn đề quyền lợi của công nhân (nếu có).
- Xây dựng các mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ của nhà máy.
Quyền hạn của quản đốc xưởng
Quyền của quản đốc xưởng là gì? Để quản đốc xưởng có thể hoàn thành được các công việc trên thì nhà máy cũng phải đưa ra một số quyền hạn nhất định cho quản đốc xưởng. Như là:
- Quản đốc xưởng là người có quyền được đề xuất, bổ nhiệm, bãi nhiệm, phân công các vị trí dưới quyền. Như là tổ trưởng, nhóm trưởng và các nhân viên bộ phận thuộc quản lý của mình.
- Quản đốc xưởng sản xuất cũng có quyền điều chuyển, giám sát các kế hoạch công việc của nhân viên thuộc quyền quản lý của mình.
- Những vấn đề liên quan đến nghỉ phép của nhân lực đều do quản đốc phê duyệt.
- Quyền thực hiện việc điều phối, sắp xếp hay thay đổi các thiết bị máy móc cần thiết cho hoạt động sản xuất của xưởng.
Các kỹ năng cần có của một quản đốc phân xưởng là gì?
Một quản đốc xưởng cần phải có một loạt các kỹ năng để quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất trong một môi trường xưởng. Dưới đây là một số kĩ năng cần thiết ở một người quản đốc xưởng.
Kỹ năng quản lý tối ưu
Để đảm bảo sự hiệu quả và ổn định trong hoạt động sản xuất, người đứng đầu phải thạo kỹ năng quản lý đa dạng. Bao gồm khả năng điều hành nhân sự, quản lý trang thiết bị và máy móc, kiểm soát vật tư và kho hàng. Cân nhắc về giá cả đầu vào. Duy trì môi trường làm việc tích cực và quản lý chất lượng sản phẩm.
Tận dụng hiệu quả nguồn lực
Trong quá trình thực hiện các đơn hàng, quản đốc sản xuất phải xác định rõ ràng nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân hoặc đội ngũ. Đồng thời phải biết tận dụng tối đa và hiệu quả những nguồn lực có sẵn. Bao gồm nhân công, trang thiết bị, vật tư và nguyên liệu phụ khác.
Sử dụng nguồn lực thông minh là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi dự án sản xuất. Để làm điều này, người quản đốc cần dành thời gian để đánh giá kỹ năng và năng lực của mỗi thành viên trong xưởng. Từ đó phân chia công việc phù hợp. Và tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa khả năng và mong muốn của mình.
Giải quyết vấn đề linh hoạt
Kỹ năng mà quản đốc xưởng cần có là gì? Với nhiều năm kinh nghiệm, họ đã được trang bị kỹ năng cần thiết. Để đối mặt và vượt qua các thách thức. Dù đó là mất điện, thiếu nhân lực hay thiếu vật liệu đầu vào. Bằng cách linh động trong việc tìm kiếm các giải pháp thay thế và xác định ưu tiên thời gian. Họ đảm bảo rằng mọi vấn đề sẽ được giải quyết một cách kịp thời. Không ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu suất sản xuất.
Quản lý sản xuất
Việc quản lý sản xuất không chỉ đơn thuần là việc xác định và thực hiện các đơn hàng một cách chính xác về chất lượng và thời gian giao hàng. Mà còn là việc liên tục phân tích, nhận định và giải quyết các điểm yếu trong quy trình sản xuất. Từ việc đánh giá năng lực của cả nhân viên và trang thiết bị. Đến việc tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa quản đốc và nhân viên. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường làm việc tích cực. Và một quy trình sản xuất suôn sẻ.
Khả năng liên tục học hỏi
Một quản đốc xưởng sản xuất giỏi không bao giờ ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Ngoài việc tiếp tục cập nhật kiến thức chuyên môn qua sách vở và học hỏi từ các cấp trên. Họ còn đặc biệt chú trọng vào việc học hỏi từ kinh nghiệm thực tế. Kể cả từ những người lao động ở cấp dưới của mình. Bằng cách này, họ có thể nắm bắt được các thử thách và tìm ra các giải pháp phù hợp. Cũng như hiểu rõ hơn về tâm lý và hành vi của con người trong môi trường sản xuất. Đây là chìa khóa quan trọng trong việc điều hành nhân sự và quản lý sản xuất hiệu quả.
Tổng kết
Qua bài viết trên thì bạn cũng nhận được một số thông tin để có thể trả lời cho câu hỏi Quản đốc xưởng là ai ? Có thế thấy thì ở bất kì môi trường nào thì người quản lý lúc nào cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến mọi hoạt động trong tổ chức. Vì vậy để trở thành một người quản lý giỏi thì kinh nghiệm và các kỹ năng quản lý cần phải liên tục mài dũa thường xuyên và từ đó có thể thành một nhà quản trị giỏi.