Tài chính xanh là gì? Cơ hội phát triển tài chính xanh ở Việt Nam

Tài chính xanh là loại tài chính đạt được tăng trưởng về kinh tế, đồng thời giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Phát triển tài chính xanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay. Trước xu thế của nền công nghiệp hiện đại, tài chính xanh không chỉ hướng tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp. Mà ngay cả các doanh nghiệp tài chính họ cũng đều mong muốn theo đuổi “ tài chính xanh”. Với những mục tiêu dài hạn cho sự phát triển bền vững. Cụ thể vấn đề tài chính xanh như thế nào? Khám phá ngay ở bài viết sau đây.

Tài chính xanh là gì?

Được biết với cụm từ tiếng anh là Green Finance. Đó chính là mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng bền vững của ngành tài chính. Có rất nhiều định nghĩa liên quan đến tài chính xanh như sau:

Tài chính xanh là gì?

  • Tài chính xanh nhằm hướng tới sự đa dạng hóa các sản phẩm. Cũng như dịch vụ tài chính được cung cấp bởi các chế tài hướng tới sự phát triển bền vững ở một quốc gia.
  • Ý kiến khác lại cho rằng tài chính chính là những hỗ trợ về tài chính hướng đến tăng trưởng xanh. Thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính và bảo vệ môi trường xanh.

Nguyên lý hoạt động của tín dụng xanh.

  • Theo đó khi áp dụng các biện pháp xây dựng nền tài chính xanh doanh nghiệp cần quan tâm lưu ý đến các sản phẩm. Nhằm bảo vệ, khôi phục môi trường sinh thái, ngăn chặn tình trạng ôi nhiễm môi trường.
  • Theo đuổi nền tài chính xanh bằng việc sử dụng các nguồn năng lượng mới. Sản xuất các sản phẩm xanh, sản xuất nông nghiệp sinh thái dựa vào việc cho vay ưu đãi lãi suất. Đồng thời giới hạn các dự án mới của doanh nghiệp gây ô nhiễm đi kèm với việc áp dụng lãi suất cao.
  • Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc ( UNEP). Cho rằng tài chính xanh chính là việc tăng cường mức độ dòng chảy. Tài chính gồm có: Ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm và đầu tư…Từ khu vực nhà nước, tư nhân, phi lợi nhuận sang ưu tiên để phát triển bền vững.

Hướng tới tài chính xanh là xu thế của rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp không chỉ trong nước mà trên cả quốc tế. Với những cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 dự tính năm 2050, giảm phát thải khí methane vào năm 2030. Do vậy nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường ngày càng lớn. Chính bởi vậy mà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Phát triển tài chính xanh ở Việt Nam như thế nào?

Hiện tại tài chính xanh là một trong những xu thế được chính phủ Việt Nam đặc biệt chú trọng. Chính bởi vậy hệ thống pháp luật về tài chính xanh ở nước ta cũng được quan tâm và xây dựng trong thời gian qua. Cụ thể như sau:
Thúc đẩy phát triển Tài chính xanh
  • Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg (ngày 20/3/2014). Về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020
  • Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-BTC ngày 20/10/2015 về kế hoạch hành động của ngành tài chính thực hiện. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020.
  • Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành các chính sách phát triển ngân hàng xanh. Với các sản phẩm tín dụng xanh cũng trở thành trào lưu trong lĩnh vực tài chính tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Các hỗ trợ, ưu đãi cho các khoản tín dụng xanh bao gồm “ ưu đãi về lãi suất” ,” bảo lãnh vốn vay”. “ Trả thưởng” dựa vào mức tiết kiệm hay hiệu quả năng lượng từ những công nghệ năng lượng do doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sản xuất… Chính nhờ các ưu đãi về chính sách tài chính xanh trên mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận với nguồn tín dụng xanh.

Phát triển tài chính xanh ở Việt Nam giai đoạn hiện tại:

  • Tín dụng xanh: Trong đó hệ thống ngân hàng đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh. Cũng như quản lý rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Tín dụng xanh đóng vai trò là trụ cột của ngành tài chính xanh. Cung cấp nguồn vốn cho các mục tiêu phát triển bền vững.
  • Trái phiếu xanh: Giai đoạn cuối năm 2015, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã xây dựng đề án phát triển thị trường trái phiếu xanh. Trong chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức. Bộ Tài chính cũng đã phê duyệt đề án phát hành thí điểm trái phiếu xanh ở các chính quyền địa phương. Hiện nay các trái phiếu xanh được phát hành bởi Chính phủ và chính quyền địa phương. Cụ thể năm 2018 có đến 3000 tỷ đồng trái phiếu xanh cho 34 dự án xanh. Được TP. HCM phát hành cho các dự án hướng tới lĩnh vực quản lý nguồn nước bền vững. Thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như các công trình cơ sở hạ tầng bền vững.
  • Cổ phiếu xanh: Phát triển cổ phiếu xanh được thực hiện qua các hoạt động. Như Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức sáng kiến báo cáo toàn cầu GRI, HNX và HOSE triển khai rất nhiều chương trình đào tạo. Nhằm nâng cao năng lực cho các công ty niêm yết và công bố thông tin ESG.

Thách thức khi triển khai đầu tư tài chính xanh

Tài chính xanh là một trong những mục tiêu hàng đầu nhiều doanh nghiệp đang hướng tới. Thực tế cho thấy hoạt động tài chính xanh ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Từ tín dụng xanh, trái phiếu xanh và cổ phiếu xanh. Tuy vậy còn có rất nhiều thách thức khi triển khai đầu tư như sau:

Tài chính xanh

  • Cơ sở hạ tầng cho đầu tư xanh
  • Khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư xanh
  • Các ưu đãi tiếp cận vốn cũng như ưu đãi đặc thù cho đầu tư xanh
  • Nhận thức và hiểu biết của chủ doanh nghiệp, cá nhân về đầu tư xanh
  • Vấn đề hỗ trợ từ các ngân hàng liên quan đến cách thức tiếp cận vốn cho đầu tư xanh
  • Các thách thức rào cản liên quan đến lượng vốn lớn. Thời gian đầu tư dài hạn trong khi hiệu quả tài chính thu được chưa cao. Điển hình như các dự án về điện mặt trời có thời gian kéo dài lên tới 15 năm. Với quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn khá lâu… Do vậy việc cân nhắc lựa chọn nên đầu tư hay không là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp. Và nhà đầu tư đưa lên bàn cân trước khi đưa ra quyết định.
  • Vẫn còn là những mơ hồ với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi sự mỏng vốn, dễ tổn thương về tài chính khiến các doanh nghiệp trở nên dè chừng.

Kết luận

Tài chính xanh là xu thế hàng đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội không chỉ ở Việt Nam. Mà rất nhiều các nước đi đầu như Anh, Pháp, Đức… Theo đuổi nền tài chính giúp doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững trong tương lai. Đề làm được điều này đòi hỏi nhà quản trị. Chủ doanh nghiệp cần có những kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu ở lĩnh vực tài chính. Tham gia ngay khóa học Giám đốc Tài Chính tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI để nâng cao năng lực tài chính ngay hôm nay.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

 

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo