Bộ C-suite là gì? Các chức danh trong bộ C-suite?

Trong một doanh nghiệp hoạt động sẽ bao gồm rất nhiều chức danh khác nhau. Việc phân loại các chức danh sẽ gắn liền với nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức danh. Chắc hẳn thuật ngữ C-suite không còn xa lạ với chúng ta. Nhưng để hiểu rõ hơn C-suite là gì? Các chức danh trong bộ C-suite thì hãy cùng Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI tìm hiểu thêm nhé.

Bộ C-suite là gì?

C-suite không chỉ phổ biến ở các công ty nước ngoài hay các công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài. Hiện nay cụm từ C-suite được sử dụng khá phổ biến trong công tác quản lý nhân sự ở rất nhiều công ty trong nước.

Tên gọi “C-level” (C Suite level) hay “C-Suite” (C Suite) được xuất phát từ ký tự C trong chữ Chief- giám đốc như giám đốc điều hành( CEO), giám đốc tài chính( CFO), giám đốc thông tin (CIO)… 

Bộ C-suite là gì ?
Bộ C-suite là gì ?

Ý nghĩa của bộ C ( C-suite)

Bộ C được coi là nhóm cá nhân quan trọng có tầm ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.

Công việc cấp C là các vị trí điều hành hàng đầu hoặc vị trí cao nhất của công ty. Họ là những người đòi hỏi có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hoặc tổ chức đó, họ chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định và các nhiệm vụ quan trọng của công ty.

Một số chức danh trong bộ C ( C-suite)

C-suite hay C- Level gồm một số chức danh phổ biến sau

  1. CEO (Chief Executives Officer) – Giám Đốc Điều Hành: Người nắm giữ vị trí cao nhất trong một công ty, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của tổ chức, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, nhân sự, ra quyết định và rất nhiều vai trò quan trọng khác. CEO thường là đại diện của một công ty, một tổ chức tuy nhiên vẫn sẽ có quyết định dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các C khác trong bộ C-suite.
  2. CFO (Chief Financial Officer) – Giám Đốc Tài Chính: Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty như nguồn vốn, xây dựng kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền, quản trị các rủi ro về tài chính, đưa ra các cảnh báo cũng như dự báo đáng tin cậy về tài chính cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.
  3. CIO (Chief Information Officer) – Giám Đốc Thông Tin: Đóng vai trò chịu trách nhiệm liên quan đến công nghệ thông tin của tổ chức doanh nghiệp, quản trị mạng, xây dựng hệ thống mạng và đảm bảo bảo mật thông tin mạng.
  4. CHRO (Chief Human Resource Officer) – Giám Đốc Nhân Sự: Có vai trò trách nhiệm trong quản trị nguồn nhân lực, xây dựng các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, thu hút, giữ chân nhân tài. Xây dựng và quản lý các chính sách đãi ngộ cho toàn thể các bộ phận nhân viên trong công ty.
  5. CMO (Chief Marketing Officer) – Giám Đốc Marketing: Chịu trách nhiệm về các hoạt động marketing trong công ty, xây dựng hình ảnh, quảng bá rộng rãi hình ảnh của công ty đến thị trường, là người thấu hiểu thị trường, tâm lý khách hàng và đối thủ.
  6. CBDO (Chief Business Development Officer) – Giám đốc Phát Triển Kinh Doanh: Chịu trách nhiệm phát triển kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, quan hệ với khách hàng, đối tác cho công ty, mở rộng thị trường, chăm sóc khách hàng trước và sau bán hàng.
  7. CLO (Chief Legal Officer) – Giám Đốc Pháp Chế: Chịu trách nhiệm pháp lý, giám sát hoạt động liên quan đến pháp lý tại công ty. Thường xuyên bổ sung kiến thức nâng cao năng lực pháp lý. Tư vấn các giải pháp pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Một số chức danh trong bộ C ( C-suite)
Một số chức danh trong bộ C ( C-suite)

Ngoài ra tuỳ theo quy mô hoạt động và loại hình kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp mà có thêm hoặc bớt các bộ C-suite khác nhau.

Từ những chức danh trên cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng, cũng như vai trò của các chức danh phổ biến trong bộ C- suite. Đặc biệt với chức danh CEO có tầm ảnh hưởng và quan trọng bậc nhất trong sự ổn định và phát triển của công ty. Ngoài những kinh nghiệm và trình độ, sẵn có các CEO không ngừng học hỏi, tham khảo ý kiến và bổ sung kiến thức trong quá trình điều hành và lãnh đạo.

Khóa học CEO giám đốc điều hành chuyên nghiệp tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

Khóa học CEO giám đốc điều hành chuyên nghiệp tại Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI 4.0 hội tụ những kiến thức quản trị mới nhất cập nhật từ tinh hoa quản trị thế giới. Cùng với đó hoạt động tham quan kiến tập tại các doanh nghiệp tiên tiến, điển hình trong sản xuất kinh doanh cũng mang đến góc nhìn thực tế cho học viên.

Khóa học Giám Đốc điều hành chuyên nghiệp được đào tạo trong 4 tháng gồm 14 chuyên đề riêng biệt về các kỹ năng, kiến thức, tư duy mà một giám đốc kinh doanh cần phải có trong thời đại toàn cầu hoá 4.0.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin chia sẻ từ Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI giúp chúng ta hiểu sâu hơn về C suite là gì? Các chức danh trong bộ C-suite? 

Các chức danh trong bộ C-suite đặc biệt là CEO có tầm quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người đứng đầu các bộ C không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ bắt kịp với xu thế phát triển của thị trường. Để tham khảo, tư vấn về các khóa học CEO giám đốc điều hành chuyên nghiệp và các khoá học dành cho các C-suite khác hãy liên hệ.

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo