Founder là gì? Co Founder là gì? Sự khác biệt giữa Founder và Co Founder là gì?

Startup đang dần trở thành trào lưu của nhiều người trong những năm gần đây. Sự năng động, nhiệt huyết và các kỹ năng, trình độ chuyên môn đã giúp họ thành công và trở thành những Founder nổi tiếng trên thị trường. Ngày nay, khởi nghiệp đang là một xu thế, và ai cũng có thể trở thành Founder. Vậy Founder là gì? Vai trò của người Founder như thế nào? Sự khác nhau giữa Founder và Co-Founder ra sao. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Founder là gì?

Cụm từ Founder không còn quá xa lạ với chúng ta tuy nhiên để tìm hiểu sâu về chúng và hiểu đúng nghĩa thì không phải ai cũng để ý tới.

Founder được hiểu là người sáng lập, người đầu tiên đưa ra ý tưởng, đặt nền móng cho một dự án. Theo một định nghĩa khác Founder còn được hiểu là người biến dự án, ý tưởng, dự định đã đưa ra trở thành hiện thực hoá. 

Founder là người dồn cả tâm huyết và sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc thiết lập các sứ mệnh và tầm nhìn của một doanh nghiệp khởi nghiệp.

Để một tổ chức, một dự án hay một doanh nghiệp nào đi vào hoạt động và thành công có vị trí trên thương trường thì trước hết sẽ yêu cầu ở Founder việc lên ý tưởng, dự án, quyết định hành động sau đó là sự chuẩn bị các yêu cầu về nguồn lực, thời gian, tiền bạc, và phác thảo cụ thể vị trí công việc.

Mặc dù không phải ý tưởng nào cũng được thực hiện hoá và trở nên thành công. Tuy nhiên các Founder đều là những người dám nghĩ, dám làm mà chúng ta nên học hỏi ở họ.

Founder là gì?

Co Founder là gì?

Founder nghĩa là gì chắc hẳn bạn đã hình dung? Nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn sang Co- Founder vậy Co-Founder có nghĩa là gì? Hiểu một cách đơn giản Co- Founder có nghĩa là người đồng sáng lập.

Chính vì vậy Co- Founder có thể được hiểu là chỉ sự hợp tác, đồng sáng lập giữa hai hay nhiều người để cấu thành nên một tổ chức, một đơn vị hay một dự án.

Ở một doanh nghiệp hay một công ty có 2 người làm chủ trở lên thì có thể gọi chung họ là Co- Founder.

Co- Founder sẽ chịu trách nhiệm điều hành công ty cùng với Founder, cũng có khi một Co- Founder cũng chính là một Founder. 

Nhiệm vụ và quyền hạn hay trách nhiệm của Co- Founder là cùng với Founder quyết tâm hoàn thành dự án, ý tưởng, hỗ trợ những điểm yếu của nhau và tất cả đều vì mục tiêu thực hiện hoá, duy trì, phát triển và ổn định tổ chức, doanh nghiệp.

Co- Founder viết tắt là gì? Chúng được hiểu theo viết tắt của cụm từ tiếng anh” One of a Group of Founders” tức là để chỉ một nhóm các nhà sáng lập, đưa ra ý tưởng, dự án, tương trợ cho nhau biến các dự án, ý tưởng đó trở thành hiện thực.

Bạn quan tâm: Trường doanh nhân PTI

Sự khác biệt giữa Founder và Co-Founder

Founder và Co Founder là gì? Chắc hẳn hai khái niệm về hai vị trí trên bạn đã hình dung được. Tuy nhiên sự khác biệt giữa họ ra sao? Thì Founder được coi là nhà sáng lập, nhà đưa ra ý tưởng. Và biến ý tưởng đó trở thành một công ty, doanh nghiệp và hiện thực hóa ý tưởng đó.

Những Founder vừa có thể tự thành lập vừa có thể tự lên ý tưởng. Đồng thời họ có thể phối hợp với những cá nhân khác.

Ví dụ điển hình cho trường hợp này đó là với Larry Page không chỉ là người sáng lập ra Google mà ông còn là người đồng sáng lập và Serge Brin.

Có những khi một ý tưởng được nhiều người cùng đề xuất hoặc một ý tưởng không thể thực hiện hoá bởi chỉ một người do đó Co- Founder được coi là một phần trong tầm nhìn của Founder. Hoặc Co- Founder là người bổ sung hỗ trợ các kỹ năng giúp cho quá trình  thực hiện ý tưởng của họ thành công. Có thể thấy rõ điểm khác biệt giữa Founder và Co- Founder như sau:

  • Founder là người lên ý tưởng, dự án, Co-Founder là người giúp sức cùng với Founder thực hiện chúng và thành lập chúng.
  • Founder và Co- Founder đều là những người chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của công ty.
  • Founder xuất hiện với những ý tưởng, Co- Founder là người đưa ra những điều kiện về những ý tưởng đó và bằng kỹ năng, chuyên môn của họ giúp cho những ý tưởng trên được đưa vào thực tiễn.

Sự khác biệt giữa founder và co-founder

Các bước để trở thành Founder giỏi

Founder là làm gì trong một công ty hay một dự án. Trở thành một Founder luôn là khát khao của nhiều người. Nhưng không phải dự án nào cũng thành công. Founder nào cũng trở thành một người xuất chúng. Vậy làm thế nào để trở thành một Founder giỏi? Cùng tìm hiểu các bước dưới đây.

Bắt tay vào khởi nghiệp

Khởi nghiệp luôn là một trong những bước khó khăn. Và không tránh khỏi vấp ngã ngay cả với các doanh nghiệp có thế mạnh về tài chính. Với bản thân cá nhân muốn trở thành Founder giỏi. Hãy bắt tay ngay vào việc xây dựng ý tưởng và các dự án của bản thân. Đừng ngần ngại với những thất bại, dám nghĩ dám làm là một trong những điều kiện tiên quyết. 

Hơn thế nữa không ngừng trau dồi nghiên cứu và tìm tòi. Và đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Trong quá trình khởi nghiệp và trong thực tế.

Tìm một người dẫn dắt

Việc tìm được một người dẫn dắt sẽ giúp bạn hạn chế tỷ lệ thất bại, giúp các dự án của bạn phát triển nhanh hơn.

Khi bạn làm trong môi trường khởi nghiệp, cơ hội gặp gỡ, giao lưu với các bậc thầy Founder nhiều hơn. Đừng ngần ngại chia sẻ hay học hỏi những kiến thức của họ hay chia sẻ về việc dự định mở ra một dự án sắp tới của bạn. Những cố vấn, dẫn dắt và kinh nghiệm thực tế từ họ sẽ giúp đỡ cho bạn rất nhiều.

Tham gia cuộc thi khởi nghiệp

Những cuộc thi trực tiếp trên truyền  hình hay tổ chức tại trường học…là cơ hội cho bạn trở thành một Founder giỏi.

Đến với các cuộc thi ngoài việc học hỏi, tiếp thu, nhận ý kiến đóng góp về dự án, ý tưởng của bạn. Bạn còn có cơ hội marketing dự án, công ty của bạn với giá 0 đồng.

Một dự án khởi nghiệp được nhiều người biết đến là một trong những bước đệm để trở thành Founder giỏi và thành công.

Đăng ký các lớp học khởi nghiệp

Ý tưởng dự án đã có và ấp ủ từ lâu, hãy mạnh dạn đăng ký lớp học khởi nghiệp. Bởi khi bạn có nền tảng về sự khởi nghiệp nhờ quá trình đào tạo. Những kiến thức chuyên môn, những tiềm tàng rủi ro nên tránh. Thì cơ hội khởi nghiệp của bạn sẽ thành công hơn nữa và bạn sẽ trở thành một Founder giỏi nhiều người ngưỡng mộ.

Co founder là gì?

Tổng kết

Founder là gì? Sự khác biệt giữa Founder và Co- Founder đã được chúng tôi chia sẻ phân tích trên. Hy vọng rằng mỗi chúng ta đều có thể trở thành một Founder giỏi thực thụ. Và hãy biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực ngay hôm nay bạn nhé. 

Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC







    0 0 phiếu bầu
    Xếp hạng bài viết
    Đăng ký
    Thông báo về
    guest
    0 Bình luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả các bình luận
    hotlineHotline
    chat facebookChat Facebook
    chat zaloChat Zalo