Ma trận SWOT là gì? Đây là một thuật ngữ không khó để bắt gặp dùng để phân tích tình hình của các doanh nghiệp. Và để tìm hiểu chi tiết hơn ma trận SWOT và các chiến lược cũng như những thông khác. Cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ngay sau đây!
Ma trận swot là gì?
Ma trận swot là gì? Ma trận SWOT là mô hình viết tắt bao gồm 4 yếu tố: S – Strength (Điểm mạnh), W – Weaknesses (Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội) và T – Threats (Thách thức). Đây là một trong những mô hình kinh doanh vô cùng nổi tiếng.
SWOT được ứng dụng rất nhiều vào lĩnh vực kinh doanh. Nhằm để đánh giá, phân tích tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Hoặc đánh giá tình hình kinh doanh hiện tại của công ty hoặc đối thủ. Ngoài ra nó còn được dùng cho mỗi cá nhân để phân tích. Được bản thân và dựa vào đó đưa ra kế hoạch thích hợp cho bản thân.
Công dụng của ma trận SWOT
Một ma trận swot của một doanh nghiệp chi tiết và sát với thực tế. Sẽ giúp doanh nghiệp định hình được vị thế của mình trên thị trường. Từ đó, đưa ra được những chiến lược kinh doanh cũng như phương án dự phòng rủi ro trong tương lai.
Cấu trúc của ma trận SWOT
Cấu trúc của một ma trận sẽ được tích hợp bởi 4 yếu tố chi tiết sau đây. Cùng chúng tôi theo dõi trong phần nội dung dưới đây:
Điểm mạnh – Strength
Trong mô hình ma trận swot thì điểm mạnh sẽ thể hiện những đặc điểm nổi trội của một cá nhân, tổ chức. Làm cho họ trở nên đặc biệt hoặc chiếm ưu thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Còn đối với những doanh nghiệp thì điểm mạnh của ma trận swot đến từ nguồn lực bên trong. Như thương hiệu mạnh, cơ sở khách hàng trung thành. Công nghệ độc đáo hoặc bảng cân đối kế toán mạnh.
Điểm yếu – Weaknesses
Điểm yếu trong ma trên SWOT là những điều có thể làm cho một tổ chức hoạt động không tối ưu. Người quản lý cần nhận ra để có những giải pháp cải thiện kịp thời nhất. Nếu trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp, điểm yếu cứ tồn tại. Mà không có giải pháp sẽ làm cho thương hiệu yếu đi, doanh thu thấp hơn mức trung bình. Đồng thời, làm cho nợ cao hơn, chuỗi cung ứng không đầy đủ và làm thiếu vốn,….
Cơ hội – Opportunities
Cơ hội ở đây chính là những yếu tố bên ngoài có thể tác động. Mang lại lợi thế cạnh tranh cho cá nhân, tổ chức. Điều này dựa trên một số yếu tố như xu hướng công nghệ phát triển. Đối thủ cạnh tranh đang gặp vấn đề, sự nở rộ của thị trường. Lấy ví dụ, một quốc gia cắt giảm đi thuế quan, một nhà sản xuất ô tô có thể xuất khẩu ô tô của mình vào một thị trường mới, giúp tăng doanh số và thị phần.
Thách thức – Threats
Yếu tố cuối cùng trong ma trận SWOT là thách thức. Khi yếu tố này tác động có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bản thân, doanh nghiệp hoặc một tổ chức. Một số yếu tố yếu tố thách thức có thể kể đến là đối thủ cạnh tranh, thiên tai, dịch bệnh. Những chính sách mới ban hành của chính phủ, biến động của thị trường,… Doanh nghiệp không thể kiểm soát các nguy cơ nhưng có thể lường trước và đưa ra được các phương án dự phòng.
Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT cho doanh nghiệp
Ma trận swot của doanh nghiệp được xây dựng theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định đúng mục đích của việc phân tích SWOT
Bước 2: Nghiên cứu chi tiết cẩn thận doanh nghiệp, ngành và thị trường
Bước 3: Liệt kê chi tiết điểm mạnh mà doanh nghiệp đang hiện hữu
Bước 4: Liệt kê điểm yếu của doanh nghiệp đang mắc phải
Bước 5: Liệt kê cơ hội tiềm năng mà doanh nghiệp của bạn có được
Bước 6: Liệt kê ra mối đe doạ đối với doanh nghiệp
Bước 7: Sau khi đã có ma trận hoàn chỉnh, bắt đầu đánh giá ma trận swot, thiết lập ưu tiên SWOT
Bước 8: Phát triển, đưa ra những chiến lược để khắc phục.
Phía trên là tổng quát 8 bước xây dựng mô hình SWOT cho một doanh nghiệp. Từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược cũng như phương án dự phòng trong quá trình kinh doanh.
Kết luận
Khái niệm ma trận SWOT là gì? Ma trận SWOT và cách xây dựng mô hình SWOT cho doanh nghiệp là nội dung được phổ quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây bạn có cái nhìn khách quan về ma trận và đưa ra được những định hướng cho doanh nghiệp của mình. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị khác đừng quên ghé qua Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI nhé!
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email: dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website: hocviendoanhnhanpti.edu.vn