Xây dựng mục tiêu, định hướng kinh doanh sao cho hợp lý và hiệu quả nhất luôn là bài toán khó đối các doanh nghiệp. Một trong những nguyên tắc được các doanh nghiệp áp dụng gần đây để xác định chiến lược kinh doanh dễ dàng và cụ thể hơn là mô hình SMART. Smart trong tiếng anh là “Thông minh”. Vậy mô hình SMART là gì ? Hãy cùng tìm hiểu thêm về mô hình SMART qua bài viết này nhé!
SMART là gì?
S.M.A.R.T là từ viết tắt các chữ cái đầu để mô tả chỉ các nguyên tắc thiết lập một mục tiêu. Smart giúp cụ thể hóa quá trình, đo lường hiệu quả kế hoạch, công việc đã đề ra. Vậy nguyên tắc smart là gì?
Khi áp dụng mô hình SMART có 5 tiêu chí nổi bật sau:
- S – Specific ( Cụ thể)
- M – Measurable (Tính chính xác)
- A – Actionable (Tính thực tế, có thể hiện thực hóa)
- R – Relevant (Liên quan, đồng nhất)
- T – Time-Bound (Thời hạn hoàn thành)
Khi sử dụng 5 nguyên tắc trên giúp doanh nghiệp vạch rõ mục tiêu, xác định chiến lược và có hướng triển khai rõ ràng.
Lợi ích của mô hình SMART trong kinh doanh
Hiện nay các doanh nghiệp muốn trụ vững trên thương trường khốc liệt. Bạn cần phải có cho mình chiến lược kinh doanh tối ưu, mang tính hiệu quả. Lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng mô hình smart trong kinh doanh như sau:
Giúp cụ thể hóa mục tiêu
Khi kết thúc tại các mốc thời gian , doanh nghiệp sẽ xây dựng những mục tiêu mới. Nhưng phần nhiều doanh nghiệp vẫn chưa cụ thể được các mục tiêu.
Khi áp dụng mô hình SMART mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được cụ thể hóa qua những chỉ số công việc thực tế. Vì vậy doanh nghiệp sẽ nhìn ra được bức tranh tổng quát hơn.
- SMART giúp tăng sự rõ ràng, chính xác cho mục tiêu
Mô hình cho bạn biết chính xác thời điểm đạt được mục tiêu. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế trì hoãn, tránh triển khai công việc chệch hướng. Giúp thời hạn hoàn thành công việc ngắn hơn.
- Theo dõi tiến trình thực hiện mục tiêu được dễ dàng
Nếu như trước kia các tổ chức khó có thể nhận định, theo dõi tiến độ mục tiêu của mình thì với mô hình SMART. Sẽ giúp bạn theo sát được tiến trình. Bởi các mục tiêu SMART có thể chỉ ra các số liệu. Nên bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi nào bạn đang đi lệch hướng.
Thích hợp với tổ chức doanh nghiệp
Mỗi bộ phận sẽ có tiêu chí, mục tiêu riêng và doanh nghiệp cũng vậy. Yếu tố Relevant (liên quan) của Smart sẽ giúp liên kết mục tiêu của từng bộ phận. Giúp đồng nhất với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Áp dụng mô hình tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
Lợi ích tiếp theo là giúp nhân viên có định hướng rõ ràng trong công việc. Việc đặt mục tiêu theo mô hình SMART sẽ giúp đánh giá đúng hiệu quả công việc của nhân viên. Khi được ghi nhận, nhân viên sẽ có động lực làm việc hơn đó là tiền đề giúp những mục tiêu của doanh nghiệp được phát triển thành công.
Ứng dụng nguyên tắc SMART trong quản lý nhân sự cho nhà quản trị
Nhà quản lý nên ứng dụng SMART trong quản trị để đạt được nhiều lợi ích cho đội ngũ nhân sự của mình.
Cải thiện hiệu suất : Những người thiết lập được mục tiêu cụ thể sẽ đạt được hiệu suất cao hơn. Một mục tiêu SMART trong quản trị được thiết lập phù hợp, kịp thời sẽ giúp bộ phận của bạn cải thiện hiệu suất đáng kể..
Cải thiện động lực làm việc: Nhân viên sẽ khó duy trì được động lực làm việc nếu họ không có một mục tiêu công việc cụ thể. Mục tiêu SMART trong quản trị sẽ giúp duy trì động lực cho nhân sự trong mọi dự án công việc.
Hướng tới thành công trong dài hạn: Đặt mục tiêu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu là yếu tố quan trọng của nhà quản lý để hướng tới thành công. Muốn đạt được điều đó, nhà quản lý cần đề ra các nguyên tắc trong quản trị. Quản trị nhân lực hiệu quả là một trong những chìa khóa giúp mở ra thành công.
Cải thiện khả năng giao tiếp: Nguyên tắc SMART trong quản trị còn giúp nhà quản lý và toàn doanh nghiệp cải thiện được kỹ năng giao tiếp của mình.
So sánh mô hình OKR và SMART
Giống nhau
Điểm chung đầu tiên là cả hai mô hình này đều phát triển dựa trên mô hình quản trị mục tiêu (MBO) của Peter Drunker. Cả mô hình OKR và mục tiêu SMART đều mang sứ mệnh là chìa khóa đạt được thành công của tổ chức.
Khác nhau:
Điểm khác biệt lớn nhất của 2 mô hình này là về quy mô và thời gian thực hiện.
- Về thời gian: Mô hình SMART thường đặt ra mục tiêu và xử lý trong thời gian ngắn hạn. Mục tiêu OKRs sẽ kéo dài hơn. Mục tiêu OKRs gốc có thể từ 5 – 10 năm. Mục tiêu OKRs của công ty thường đặt ra trong vòng 1 năm, còn các bộ phận sẽ trong một quý.
- Về quy mô: SMART thường được thiết lập để đảm bảo những mục tiêu riêng lẻ qua từng mốc thời gian cho từng nhân viên hay bộ phận. Còn OKRs sẽ được thiết lập với mục đích chung cho toàn bộ công ty và phân cấp theo từng phòng ban. OKRs sẽ đồng hành trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về mô hình SMART giúp quản lý mục tiêu và tiến trình công việc. Hy vọng bài viết này Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI sẽ giúp các bạn lựa chọn cách thức giúp hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp cũng như bản thân một cách hiệu quả hơn.
Học Viện Doanh Nhân PTI – Tập Đoàn Giáo Dục Đào Tạo PTI
- Địa chỉ: 106/4 Đường Trường Chinh, Tân Hưng Thuận, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (Xem bản đồ)
- Điện thoại: 0363.38.31.38
- Email : dkhocviendoanhnhanpti@gmail.com
- Website : hocviendoanhnhanpti.edu.vn